XtGem Forum catalog
Kim Ốc Hận

Kim Ốc Hận

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 3212591

Bình chọn: 10.00/10/1259 lượt.

đầu, “Ngoài Quan Quân hầu thì còn ai xứng đáng với

những ca từ này chứ?”

Lơ đãng, nàng nhìn thấy ánh trăng sáng rõ chiếu rọi một chiếc

bóng đổ dài trên mặt đất. Nàng ngoảnh đầu lại, quả nhiên nhìn thấy người kia. A

Kiều thầm suy tính trong lòng, không biết rốt cuộc y đã nghe được bao nhiêu. Hoắc

Khứ Bệnh mất đi khiến Lưu Triệt cũng vô cùng thương tiếc, dưới khóe mắt còn in

hằn một vệt thâm đen. Y chậm rãi bước vào, ngắm nhìn Lưu Sơ đã ngủ say, rồi

giúp cô bé đắp chăn bằng gấm.

“Bệ hạ tới làm gì thế?” A Kiều nhẹ giọng hỏi.



Y chỉ mỉm cười đáp, “Trở về rồi hãy nói.”

Trở lại điện Bát Nhã mới thấy đã muộn, thị nữ thắp nến lên

chiếu sáng cả cung điện.

“Đây là cái gì?” Lưu Triệt cầm lấy một cuốn sách trên bàn giở

ra xem.

Trần A Kiều mỉm cười đáp, “Vài ngày trước rảnh rỗi buồn chán

quá, thiếp có bảo người của Tư Mã Tương Như đưa tới một ít thơ ca Nhạc phủ.”

Sau đó Quan Quân hầu gặp chuyện không may nên không có cơ hội xem.

Lưu Triệt tiện tay lật đến một trang, bên trên viết lại một

khúc hát có tên Cam Tuyền dao bằng kiểu chữ Triện rất nắn nót:

“Lấy đá chặn Cam Tuyền,

Nước suối nào dám chảy.

Ngàn người hát,

Vạn người sầu,

Kim Lăng còn đá lớn hơn đầu.”

Xuống chút nữa còn có một bài ca của người Hung Nô:

“Ta mất núi Yên Chi,

Khiến phụ nữ không còn nhan sắc.

Ta mất núi Kỳ Liên,

Khiến lục súc không còn đông đúc.”

Y không khỏi mỉm cười, lật đến mấy trang cuối cùng thì bỗng

nhiên sầm mặt.

“Hoàng thượng có chuyện gì vậy?”, A Kiều hỏi.

“Không có gì?” Y thản nhiên buông cuốn Nhạc phủ trong tay xuống

rồi bảo, “Khi nãy nghe Kiều Kiều hát khúc ca kia, hình như từ trước tới giờ

nàng chưa từng hát?”

“Đúng vậy!” Nàng tự giễu cười một tiếng, “Chính bản thân thiếp

cũng không nhớ được, vì Quan Quân hầu qua đời, cảm xúc bột phát nên mới hát

thôi.”

Y ôm lấy nàng, ánh mắt lấp lánh, “Kiều Kiều rốt cuộc còn bao

nhiêu điều mà trẫm không biết chứ?”

Nụ cười của nàng vẫn như gần như xa, “A Kiều vẫn luôn như vậy,

người không chịu nhìn lại nên mới cảm thấy nhiều.”

Một người, dù nhìn cả một đời cũng không cách nào hiểu thấu

một người khác.

Trời còn chưa sáng hẳn, cung nhân đã mặc y phục cho Lưu Triệt

rời khỏi cung Trường Môn. Trần A Kiều cầm lấy cuốn thơ ca của Nhạc phủ do Lý

Diên Niên sao chép, lần giở đến mấy trang cuối cùng, lòng ưu tư, không biết điều

gì đã khiến Lưu Triệt bỗng nhiên giận đến tái mặt đi như vậy.

“Sinh nam không mừng, sinh nữ chớ giận, một thân một mình, Vệ

Tử Phu hơn cả thiên hạ.” Đến khi nàng trông thấy ba tờ cuối chép bài Vệ Tử Phu

ca mới chợt hiểu. Sau khi nàng trở về Trường Môn từ năm Nguyên Sóc thứ sáu, Vệ

Tử Phu đã không còn đắc thế như lúc đầu, chẳng lẽ trong dân gian còn truyền xướng

ca dao? Nàng thở dài, chẳng biết Lưu Triệt đọc thấy bài ca dao tại nơi ở của

mình thì trong lòng liệu có sinh nghi ngờ? Nhưng có thì đã sao, không có thì thế

nào, trong tâm mình đã lạnh nhạt thì cũng chẳng quan tâm.

Mùa đông năm Nguyên Sóc thứ sáu, con vợ kế của Đường Ấp hầu

là Trần Hi vào triều, được phong làm gián đại phu. Cùng năm đó, Lý Nghiên sinh

hạ một bé gái, đặt tên là Mạn, trông đáng yêu vô cùng.

Chẳng mấy chốc đã đến tháng Giêng năm mới, mưa to mấy ngày

liên tiếp khiến nước sông Phần chảy xiết, kéo lên một chiếc đỉnh cổ bằng đồng

xanh chôn sâu dưới lòng sông, trôi nổi giữa dòng cuối cùng chìm ở gần bờ trái

chỗ thượng du. Thứ sử vùng đó vớt được đem dâng lên Hoàng đế. Trong nhân gian vẫn

có câu “Vấn đỉnh thiên hạ”, ý nghĩa của chữ đỉnh trong sách nho cùng nghĩa với

thiên hạ, với lại chiếc đỉnh cổ sau khi trôi nổi đã sứt mẻ không còn nguyên vẹn,

tạo hình cổ xưa, bên trên khắc một bài minh, có thể nhận ra là chế tạo từ thời

Vũ Vương nhà Chu. Hai cha con Văn Vương và Vũ Vương thời nhà Chu đều là bậc

thánh quân, nức tiếng thiên hạ. Cả triều đình đều chúc mừng, nói bệ hạ văn công

võ trị đều đủ nên trời cao mới ban thưởng đỉnh này. Lưu Triệt cũng cao hứng, đổi

sang niên hiệu là Đỉnh, bắt đầu năm Nguyên Đỉnh.

Trong năm Nguyên Đỉnh đầu tiên, con gái thứ ba của Vệ hoàng

hậu, Chư Ấp công chúa Lưu Thanh cũng đã tới tuổi xuất giá.

Tháng Hai cùng năm, Trường Tín hầu Liễu Duệ dẫn sáu ngàn thủy

quân, một vạn bộ binh, xuất chinh đánh tộc Côn Minh.

Tháng Ba cùng năm, Lưu Triệt mang theo Trần nương nương cùng

triều thần bắt đầu chuyến đi săn mùa xuân ở Thượng Lâm Uyển.

Trải qua nhiều năm xây dựng, phong cảnh Thượng Lâm Uyển vô

cùng huy hoàng tráng lệ, còn hơn cả cung Vị Ương. Lưu Triệt mang theo A Kiều

lên chiếc du thuyền rộng lớn xa hoa trên hồ Côn Minh. Du thuyền chầm chậm tiến

về phía giữa hồ, người ngồi trên thuyền ngắm sóng nước mênh mông, hơi nước phả

thấm vào mặt. Hai bên bờ, đình đài lầu các, mái hiên san sát. Lưu Triệt thấy

tinh thần sảng khoái, mỉm cười nói với Tư Mã Tương Như đứng hầu phía sau, “Nghe

nói khanh là đại gia về từ và phú nổi tiếng đương thời, ngôn từ hoa lệ không ai

sánh bằng, sao không sáng tác một bài phú tả phong cảnh Thượng Lâm Uyền này để

cùng nhau thưởng thức.

Tư Mã Tương Như khom người lĩnh mệnh, liền có cung nhân đưa

giấy bút