
ờng cột nên có tên như vậy. Từ trên đài Bách Lương có thể quan
sát hết quang cảnh Thượng Lâm Uyển trong tầm mắt. Ngày khánh thành
đài Bách Lương, Lưu Triệt thiết yến chiêu đãi các triều thần, A Kiều
cùng đi dự.
“Trong bữa tiệc hôm nay chỉ luận tài văn thơ, bất kể
là vua tôi hay triều thần.”, Lưu Triệt hưng phấn nói, “Mỗi người làm
một câu thơ thất ngôn, dùng thơ diễn tả công việc. Ai làm được thơ mới
được ngồi chiếu trên.”
Hoàng đế đã nói như vậy, hơn nữa đây cũng không phải
là chuyện quá khó khăn nên mọi người đều phụ họa. A Kiều chỉ cười
nhẹ, “Mọi người làm thơ đi còn thần thiếp không tham gia đâu.”
Lưu Triệt liền ứng khẩu, “Trời trăng sao sáng bốn
mùa trôi.”
Mọi người theo thứ tự chỗ ngồi lần lượt đọc:
Thăm vua bốn ngựa nước Lương phi. (Lương vương)
Quân binh đất nước lắm nhân tài. (Đại tướng quân)
Cai quản nước nhà thật khó thay. (Thừa tướng)
Bình định bốn phương chẳng dễ gì. (Đại tướng quân)
Làm quan chấp bút sử thần ghi. (Ngự sử đại phu)
Rung chuông gõ trống cũng thành thi. (Thái thường)
Ngày ngày tôn thất càng sinh sôi. (Tông chính)
Vệ binh giơ kích cấm người đi. (Vệ úy)
Dẫn quan khách đến Bách Lương đài. (Quang lộc huân)
Bình công xét tội hết hiềm nghi. (Đình úy)
Sửa sang xe ngựa đợi vua vời. (Thái phó)
Quan chức nước nhà chẳng kém ai. (Đại hồng lư)
Ngự dụng một tay cứ chủ trì. (Thiếu phủ)
Lúa ngô vạn thạch sẵn sàng ngay. (Đại tư nông)
Đường xá biên cương mặc sức đi. (Chấp kim ngô)
Đạo tặc ba nơi thiên hạ nguy. (Tả phùng dực)
Nam Sơn bắt trộm diệt dân tai. (Hữu phù phong)
Ngoại thích kiêu căng khó trị thay. (Kinh triệu doãn)
Đoán số Tiêu Phòng phải có tài. (Chiêm sự)
Man tộc vào chầu thấy lạ kỳ. (Điển thuộc quốc)
Lò đồng lô bạc vẫn duy trì. (Đại tượng)
Sơn trà quất dẻ mận đào mai. (Thái quan lệnh)
Thỏ lấy chó săn chim bẫy mồi. (Thượng Lâm lệnh)
Ngày ngày trang điểm đẹp cung phi. (Quách xá nhân)
Đông Phương Sóc đọc câu cuối cùng: “Người nghèo chịu
khổ đáng thương thay.” Hắn đứng dậy chắp tay nói với A Kiều, “Thần
nghe nói Trần nương nương cũng là tài nữ đương thời, sao nương nương
lại không làm thơ nhân dịp hội thi thơ lần này?”
Các triều thần đều biết những năm gần đây bệ hạ
rất sủng ái Trần nương nương nên cùng gật đầu phụ họa. Lưu Triệt
cũng mỉm cười nhìn A Kiều, mắt lấp lánh. A Kiều bất đắc dĩ nói,
“Nếu thiếp làm thật thì người không được tức giận đấy.”
Lưu Triệt bật cười, “Trẫm là người dễ giận như vậy
sao?”
Thị nữ đứng đằng sau tiến lên châm đầy chung rượu, A
Kiều nhấp một ngụm rồi đọc, “Trường Môn vắng tiếng ngựa xe đi.” Lưu
Triệt lặng người, nụ cười trên mặt nhạt dần.
“Bệ hạ”, Dương Đắc Ý bước tới, khẽ bẩm, “Tư Mã
Tương Như cầu kiến.”
Lưu Triệt vuốt ve chiếc chén dạ quang trên tay, thờ ơ
nói, “Tuyên hắn lên đây.”
Tư Mã Tương Như lập tức bước lên bái chào rồi bẩm,
“Thần phụng mệnh phụ trách Nhạc phủ, sưu tập ca dao của các địa
phương về chỉnh sửa lại, định ra nhạc phổ, làm suốt hai năm cuối
cùng đã có chút thành tựu.”
“Vậy à?” Lưu Triệt lấy lại hứng thú, liếc mắt nhìn
A Kiều hăm hở nói, “Nhân tiện hôm nay thiết yến, cho người hát bài
trợ hứng đi.”
Tư Mã Tương Như mỉm cười đáp, “Tuân mệnh!” Hắn xoay
người lại phân bảo mấy câu, lát sau đã thấy một nhạc sư cung đình
mặc áo lam cầm đàn bước vào, bái chào, “Tham kiến bệ hạ, Trần nương nương,
các vị đại nhân.”
Lưu Triệt gật đầu, nói, “Chọn ra mấy bản vừa đàn vừa hát là
được.”
Nhạc sư áo lam cúi đầu vâng dạ rồi ngồi lên chiếc ghế đã được
cung nhân bày sẵn ở một bên, bắt đầu chơi đàn. Tiếng đàn vang lên réo rắt, A Kiều
nghe ra kỹ năng chơi đàn của người này còn cao hơn cả Trác Văn Quân, cao vút sục
sôi giống như thiên quân vạn mã xung trận, chỉ là mặc dù tiếng đàn rất trung
chính nhưng lại không có nét tình tứ dịu dàng mà sâu lắng như của Trác Văn Quân
nên vẫn coi như thua một bậc.
Tiếng đàn bỗng nhiên trầm xuống một tia ai oán, nhạc sư cất
giọng ca một khúc nổi tiếng trong Nhạc phủ[2'> thời Hán tên là Chiến thành nam.
[2'> Nhạc phủ: Bộ phận các quan đời Hán chuyên sưu tập thơ ca
và âm nhạc dân gian. Đời sau cũng gọi những thể thơ và tác phẩm làm theo loại
này là Nhạc phủ.
“Chiến đầu thành nam,
Chết nơi đất bắc,
không mồ chôn quạ đen rỉa thịt
Ta táng thân mỏ quạ, thương thay khách anh hào!
Chết có chỗ chôn đâu,
Cho xác thân yên nghỉ,
Chết tránh được hay sao?
Nước biếc lao xao,
Cỏ lau xào xạc;
Phiêu kỵ trên chiến trường ngã gục,
Ngựa lưng không hí tiếng bồi hồi.
Phòng trúc lạnh bi ai,
Hỏi gì nam?
Tính chi đất bắc?
Lúa không gặt Vua ăn gì được?
Nguyện trấn an trung thần chăng?
Nghĩ đến triều thần,
Triều thần đền đá