Kim Ốc Hận

Kim Ốc Hận

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 3213151

Bình chọn: 9.00/10/1315 lượt.

ù kinh phí nhiều hơn cũng đáng.”

Lưu Triệt nhướng mày chăm chú nhìn hắn rồi khen ngợi, “Tang

khanh nghĩ thật chu đáo.”

Tang Hoằng Dương chắp tay khiêm tốn, “Lo cho thánh thượng là

bổn phận của thần tử.”

Chuyện xây hồ Côn Minh được tiến hành một cách bài bản dưới

sự trù tính và chỉ huy của Tang Hoằng Dương. Trần A Kiều ngầm đoán được Tang Hoằng

Dương đã sử dụng không ít kiến thức tiên tiến của thời hiện đại khiến cho chuyện

xây hồ Côn Minh lần này không bị dân chúng ta thán tiêu tốn quá nhiều.

Trong năm Nguyên Thú thứ ba, Lưu Triệt hạ lệnh lập Nhạc phủ

do Tư Mã Tương Như phụ trách để sưu tập dân ca trong thiên hạ.

Đảo mắt đã đến năm Nguyên Thú thứ tư. Hồ Côn Minh hoàn

thành, Lưu Triệt đi cùng Trần A Kiều tới Thượng Lâm Uyển để xem xét. A Kiều phải

thừa nhận rằng hồ Côn Minh tuyệt đẹp. Sóng nước lăn tăn, mây trời soi bóng,

đình đài lầu các tinh xảo hoa mỹ trải dọc theo bờ hồ, ngồi trên thuyền ngắm

nhìn cảm thấy tâm hồn sảng khoái. Chỉ riêng với điều này, cho dù Lưu Triệt nghĩ

đến bất cứ lý do gì thì trong suy nghĩ của y vẫn cho rằng quan trọng nhất là để

cho bản thân mình sau này du ngoạn.

Lưu Triệt hạ lệnh chế tạo mấy chiếc lâu thuyền cực lớn, giao

cho thủy quân ngày đêm thao luyện. Trần A Kiều lo lắng, hỏi Liễu Duệ, “Ngày xưa

Tào Tháo đã từng xây hồ Huyền Vũ thao luyện thủy quân nhưng vẫn đại bại ở trận

Giang Đông, hồ nước nhân tạo mặc dù tốt nhưng nói cho cùng thì vẫn không có sóng

gió, thật sự có thể luyện ra thủy quân thiện chiến sao?”

Liễu Duệ nheo mắt, “Chẳng qua là một tộc Côn Minh nho nhỏ,

thế này cũng đủ rồi.”

Cuối năm Nguyên Thú thứ tư, Đại tướng quân Vệ Thanh và Quan

Quân hầu Hoắc Khứ Bệnh mỗi người dẫn năm vạn kỵ binh chia hai đường bắc tiến

đánh Hung Nô.

Đây cũng là một chương hoành tráng khốc liệt nhất trong lịch

sử chiến tranh Hán Hung, được gọi là “Cuộc chiến Mạc Bắc.” Đại quân của Hoắc Khứ

Bệnh vượt qua phía bắc đại mạc thì chạm trán với Tả Hiền vương Hung Nô. Hai bên

kịch chiến, quân Hung Nô chạy chốn về phía bắc. Hoắc Khứ Bệnh dẫn quân đuổi sát

tới Lang Cư Thanh Sơn và Bắc Hải, bắt ba vương gia và hơn bảy vạn người từ tướng

quốc, tướng quân trở xuống làm tù binh. Trong chiến dịch này, Hoắc Khứ Bệnh đã

xâm nhập vào sâu hơn hai ngàn dặm, Hung Nô chạy dài, Mạc Nam và Mạc Bắc đều được

bình định. Vệ Thanh xuất quân từ Định Tương tiến đánh Hung Nô. Hắn tiến sâu vào

vùng Mạc Bắc, càn quét sào huyệt, tìm diệt chủ lực, chạm trán với thiền vu Hung

Nô. Sau trận ác chiến, Thiền vu vung đao tự vẫn. Đến lúc này, Hung Nô cũng

không còn lực để đánh với nhà Hán.

Mùa thu năm Nguyên Thú thứ tư, Đại tư nông Tang Hoằng Dương

nhận lệnh bỏ tiền Tam Thù, đúc tiền Ngũ Thù[3'>. Từ đó về sau, cả Đại Hán dùng

loại tiền mới này.

[3'> Theo lịch sử thì tới năm Nguyên Thù Thứ năm, Hán Vũ Đế mới

bắt đầu cho đúc tiền Ngũ Thù nhưng trong truyện tác giả đã viết sớm hơn một

năm.

Một hôm, có một chiếc xe mui sơn thông thường chạy về hướng

cổng Tuyên Bình ở phía đông thành Trường An rồi dừng lại trước cửa đại viện của

căn nhà sang trọng. Một cô bé vén rèm xe rồi gọi toáng lên, “Bà bà!” Cô bé mặc

y phục bình thường nhưng may bằng chất vải gấm Tứ Xuyên cực quý, một xấp đã

tương đương với thu nhập cả tháng của một gia đình bình thường. Cô bé khoảng chừng

mười tuổi, khuôn mặt xinh xắn lộ ra khí chất tôn quý, láng giềng xung quanh dõi

mắt nhìn theo, xôn xao bàn luận phỏng đoán thân phận hai vị khách này nhưng đều

không đúng.

Bao năm qua, Thân đại nương đã có một cuộc sống đầy đủ nên

thời gian dù vô tình cũng không để lại quá nhiều dấu vết. Bà trông thấy mẹ con

A Kiều thì rất vui mừng nhưng vẫn không khỏi có chút lo lắng, ngắm nghía từ đầu

đến chân một lúc thật lâu rồi mới nắm tay A Kiều, cau mày trách, “A Kiều, nghĩa

mẫu đã được mấy người Tang đại nhân chăm sóc rồi, con thân phận cao quý, không

cần tự mình đến thăm.”

Từ sau khi trở về từ cung Cam Tuyền vào năm Nguyên Thú thứ

hai thì Trần A Kiều ít nhiều đã có thể tự do xuất cung, thỉnh thoảng cũng tới

thăm Thân đại nương để cuộc sống nghĩa mẫu bớt cô đơn.

“Làm sao thế được chứ?” Lưu Sơ bên cạnh cười khanh khách,

“Bà là bà mà.”

Vừa lúc đó có người hầu dâng trà lên, A Kiều mỉm cười nhận lấy

rồi nói, “Phụng Gia không có nhà, A Kiều đến thăm nghĩa mẫu thường xuyên thì có

gì không tốt đâu.”

Phụng Gia là tên tự Tiêu Phương đặt cho sau khi Thân Hổ tròn

hai mươi. Mỗi người đều có chí riêng, không thể cưỡng ép. Mạc dù nàng từng hy vọng

Thân Hổ nhập ngũ theo giúp Liễu Duệ một tay nhưng Thân Hổ một lòng theo nghiệp

võ, không có lòng ra chiến trường nên nàng cũng không nói gì. Năm xưa học võ ở

Đường Cổ Lạp Sơn thì Thân Hổ đã chuyên cần hơn A Kiều rất nhiều, những năm qua

lại theo Quách Giải ngao du bên ngoài nên chắc lại càng thêm tiến bộ. Chỉ là A

Kiều thỉnh thoảng vẫn nghĩ rằng Thân Hổ có thể lựa chọn cuộc sống theo ý của

mình, nhưng Mạch Nhi của nàng lại chỉ có thể từng bước từng bước hướng đến

khuôn mẫu một hoàng tử ôn hòa khôn khéo. Nếu như không phải sinh trong nhà đế

vương thì liệu Mạch Nhi có nguyện ý làm một kiếm


Duck hunt