
? Rốt cuộc A Kiều
là người từ trước đến giờ vẫn để vui buồn lộ ra nét mặt, nội tâm đơn giản, hay
là người có nét ưu tư không thể diễn tả, đủ thông minh để đứng ngoài mọi chuyện,
yên lặng nhìn xem những gì được mất?
Ngoài Thân phủ truyền tới những tiếng huyên náo, Lưu
Triệt cau mày, “Xảy ra chuyện gì vậy?”
Quản gia đi vào bẩm, “Có một phương sĩ[1'> tới ngoài
cửa, ăn nói lung tung, ý là trên nhà sắc tím vờn quanh, tất có quý
nhân.” Khuôn mặt ông ta tỏ vẻ chê cười, biểu thị ý không tin.
[1'> Phương sĩ: Người cầu tiên học đạo.
Lưu Triệt nghe vậy rất ngạc nhiên, thực sự hôm nay y
tới Thân phủ là do ý thích nhất thời chứ trước đó chính bản thân
cũng chưa từng nghĩ đến. Như vậy chẳng lẽ người này đúng là có thể
thông với thần linh hay sao?
“Cho người đó vào đi!”, Lưu Triệt bình thản ra lệnh.
Y làm đế vương nhiều năm nên đã quen ra lệnh, quên mất cả thân phận
làm khách của mình. Quản gia ngạc nhiên nhưng khiếp sợ khí thế toát
ra từ người của Lưu Triệt nên cũng chỉ biết vâng dạ.
“Bần đạo họ Lý, người bên cạnh gọi ta Thiếu Ông.”
Phương sĩ đứng dưới đại đường chắp tay ngẩng đầu nhìn lên, dù y phục
lam lũ nhưng dáng vẻ khá khí phách, “Bệ hạ ở đây, Thiếu Ông có lễ.”
Trần A Kiều nhíu mày, nhớ tới chuyện Lưu Triệt nửa
đời sau hết lòng tin theo phương sĩ, hao phí vô số tài lực để cầu
đạo trường sinh, chắc có lẽ bắt đầu từ vị Lý Thiếu Ông này.
“Lý tiên sinh có bản lĩnh gì?”, Lưu Triệt hỏi.
“Bần đạo có thể nói chuyện với linh hồn.”
“Trẫm cũng đang không muốn gặp người”, Lưu Triệt phất
tay. Lý Thiếu Ông không khỏi ngạc nhiên.
A Kiều nháy nháy mắt gọi Lưu Sơ lại dặn dò mấy câu.
Lưu Sơ gật đầu, nhảy xuống, đi tới trước mặt Lý Thiếu Ông, đưa hai tay
ra hỏi, “Nếu Lý tiên sinh có thể thông thần, tiên sinh có thể đoán ra
được tay nào của ta cầm hạt bí đỏ hay không?”
“Vị này cũng là quý nhân, chắc là con gái của
Hoàng đế.” Lý Thiếu Ông mỉm cười nói, “Đáng tiếc xem tướng mạo thì
mạng khổ, cũng may cuối cùng gặp thiện.”
Dù trong lòng nhận định người này chẳng qua chỉ là
một kẻ cơ hội nhưng Trần A Kiều vẫn không khỏi sa sầm, lạnh lùng
cười bảo, “Đa tạ tiên sinh đã quan tâm tới tiểu nữ, tiên sinh cứ đoán
đi đã.”
Lý Thiếu Ông thấy thần sắc Lưu Triệt bình tĩnh nhìn
không ra vui buồn thì cắn răng đoán, “Trái.”
Lưu Sơ mỉm cười, “Tiên sinh chắc chắn như thế chứ?”
“Dĩ nhiên là chắc chắn… ở bên phải. Bên phải nặng
hơn. Công chúa, Thiếu Ông nói có đúng không?”
Lưu Sơ bật cười, ánh mắt lóe lên một tia sáng khó
hiểu. Lý Thiếu Ông nhìn thấy thì kinh hãi, vừa rồi lão đoán bừa
nhưng cô bé này thông minh từ nhỏ nên thực sự khó nắm bắt.
“Lý tiên sinh”, Lưu Triệt khép mắt lại hỏi, “Tiên sinh
bây giờ đã thấy rõ?”
“Bẩm bệ hạ,” Lý Thiếu Ông quay sang Lưu Triệt quỳ
xuống nói, “Hai tay công chúa đều không nắm vật gì, nói có hạt dưa
thì chẳng qua là nương nương muốn thử Thiếu Ông. Nương nương”, lão nhìn
Trần A Kiều, “Thiếu Ông nói đúng không?”
Trần A Kiều cười khẽ, bảo: “Tảo Tảo, xòe tay ra cho
Lý tiên sinh xem đi.”
“Dạ.” Lưu Sơ đáp gọn rồi xòe cả hai bàn tay ra, trong
tay trái rõ ràng có một hạt dưa.
Lưu Triệt giận tím mặt, lạnh giọng hỏi, “Ngươi làm
sao lại biết trẫm tới đây?’ Lý Thiếu Ông tái mặt, ngã ngồi dưới
đất.
“Bệ hạ!” A Kiều nhẹ giọng nhắc nhở, “Nơi này là
Thân phủ.” Lưu Triệt lúc này mới nhớ ra, hạ lệnh, “Áp giải đến phủ
Đình úy giao cho Trương Thang tra xét.”
Hai thị vệ đáp một tiếng rồi tiến đến túm lấy Lý
Thiếu Ông.
“Kiều Kiều!” Lưu Triệt nhìn A Kiều, đột nhiên hỏi,
“Kiều Kiều tin cõi đời này thật sự có người có thể thông thần?”
A Kiều im lặng, nếu là trước đây thì dĩ nhiên nàng
sẽ nói rằng không tin. Thế nhưng sau khi bản thân gặp những chuyện kỳ quái
cho tới giấc mộng như thật như ảo trước lúc sinh con vào năm Nguyên
Quang thứ sáu thì nàng đã không dám nói chắc chắn.
“Có lẽ”, A Kiều ngần ngừ, “trên đời này thật sự có
người như thế. Nhưng A Kiều càng tin là trên đời có nhiều người lừa
gạt lấy tiền hơn”, tựa như Lý Thiếu Ông vậy.
Vào cuối năm Nguyên Thú thứ tư, quan Nội đình Trương
Thang hồi báo, Lý Thiếu Ông đã tự vẫn ở phủ Đình úy, trước khi
chết khai rằng từng gặp bệ hạ một lần ở lầu Chung Cổ vào năm Nguyên
Sóc thứ năm, ngày đó ngẫu nhiên trông thấy trên đường định đánh cuộc
cầu công danh phú quý một lần, ai ngờ thất bại mạng vong.
Năm Nguyên Thú thứ năm, Lưu Triệt xây dựng đài Bách
Lương ở Thượng Lâm Uyển, cao chừng mười trượng, vì dùng gỗ bách hương
làm rư