
c đầu Tứ vương này sẽ thụ hưởng nước được
phong, có quyền lực cực lớn. Được chi phối thu tất cả thuế, bãi miễn
quan chức, tự lập doanh trại binh mã trong phạm vi nước được sắc phong.
Thấp hơn Tứ Phương Vương một cấp chính là Lục Thành Vương, tỉ như
Hưng Thành Vương đương triều chính là một trong Lục Thành Vương, có
quyền sở hữu đất đai trong một thành. Thấp hơn nữa là Quận Vương, Quận
Vương thì sẽ lĩnh đất của Quận Thành.
Hầu Tước thấp hơn Vương Tước, cấp cao nhất trong Hầu Tước là Quận
Hầu, sau đó đến Huyện Hầu và Hương Hầu. Hương Hầu mặc dù là tước vị thấp nhất nhưng tuyệt đối cũng là một cấp quý tộc hậu duệ.
Nay Cẩm Thái đã thay đổi chế độ sắc phong ban đầu, do trận hỗn chiến
giữa các vương hầu trong thời kỳ Võ Tông, dẫn đến các bậc đế vương sau
này cảm nhận sâu sắc vết xe đổ, nên tước bớt quyền lực của Vương hầu quý tộc.
Vương hầu vẫn nhận được đất phong nhưng không thể bãi miễn quan chức, không được can thiệp quản lý hành chánh địa phương, không được nuôi
binh mãi mã, không được tự rèn vũ khí, nhưng có thể hưởng thụ tài sản
của vùng đất thụ phong, ngoại trừ một phần giao nạp cho quốc gia, đều có thể tùy ý chi phối, đồng thời triều đình cũng có chế độ ban thưởng bổng lộc nhất định cho vương hầu.
Vì thế, mặc dù cùng một tước vị nhưng giàu – nghèo của vùng đất sắc
phong đã tạo ra sự chênh lệch đẳng cấp tài chính giữa các vương hầu, ví
dụ như Quận Vương, tước vị của An Dương Quận Vương và Bắc Mộ Quận Vương
đều như nhau, nhưng hai vị Quận Vương một giàu một nghèo. An Dương vốn
là quận nổi tiếng giàu có, vùng đất Bắc Mộ giáp biên cương rất nghèo
nàn, hai vị Quận Vương này hiển nhiên có chênh lệch về mặt tài chính, và một khi phong Vương, nếu không có chức vụ trên người thì phải lập tức
đi đến vùng đất phong. Nếu đến một nơi vô cùng nghèo khó, lại không có
chức vụ, kỳ thực chẳng khác nào bị lưu vong.
Cẩm Thái có quy định, về cơ bản chỉ phong tông thân làm vương, rất
hiếm phong vương cho người khác họ, có một số danh thần lương tướng góp
công rất lớn, cũng chỉ được truy phong tước vương hầu sau khi chết.
Như danh tướng Diệp Vẫn Lương trong thời kỳ tiên đế, ông từng đơn đao xông vào doanh trại của địch lúc nửa đêm, cưỡi ngựa sắt trong tích tắc
lấy đầu tướng địch, dũng cảm vô biên. Từng có thơ rằng: “Tinh như hỏa,
nguyệt như đao, do kiến Thành Vương anh hào. Mã sức kim ki Thất Bảo Bí, thân trước bích đằng tử mãng bào. Truy phong khứ, tam thiên lý, cố thủ
thành quan tiếu ngạo. Thùy ngôn Vẫn Lương An Dương tử, chích khả phủ
thân hướng hòa miêu.” (Ánh sao như ngọn đuốc, mặt trăng như lưỡi đao,
hệt như lại thấy Thành Vương anh hào. Ngựa đeo cương vàng, dây thất
bảo, người vận Bích Đằng Tử Mãng Bào. Đi như gió, ba nghìn dặm, ngạo mạn cố thủ cửa thành. Ai bảo Vẫn Lương đất An Dương chỉ có thể khom người
gieo mạ.)
Bài thơ này nói về việc danh tương Diệp Vẫn Lương, xuất thân nghèo
hèn, chẳng qua chỉ là con một nông dân ở An Dương, nhưng vì chiến công
hiển hách, cuối cùng được phong làm Võ Thành Vương! Nhưng thực tế, Diệp Vẫn Lương tới lúc chết mới được truy phong Võ Thành Vương, lúc ông còn
sống chưa một lần được mặc Tử Mãng Bào bậc nhất của một vị Thành Vương.
Nhưng điều đó đủ để khiến thiên hạ ngưỡng mộ ông, càng khiến công tích
cả đời của ông được lưu truyền trong sử sách.
Mãi đến triều đại của tiên đế, tước vị dần dần trở thành tương trưng
của thân phận, về cơ bản thì quyền hạn đã bị tước giảm rất nhiều. Nhưng
đối với những gia tộc khác họ không phải tông thân, được phong tước là
tôn vinh cả đời họ đeo đuổi, tướng sĩ chinh chiến sa trường, quan văn
cần mẫn quản lý địa phương, chẳng qua cũng chỉ vì bốn từ – Công Thành
Danh Toại!
Năm nay Tam Thúc được chức vụ lo bán buôn cho hoàng gia, hoàng thương và thương nhân hoàn toàn khác nhau. Trước kia họ cũng mua đất xây vườn trà, xây không ít nhưng những đất đó đều chỉ có quyền sử dụng chứ không có quyền sở hữu, mỗi năm phải nộp thuế cho địa chủ. Đất đai của Cẩm
Thái, vốn không phải có tiền là có thể mua được.
Hoàng thượng là địa chủ to nhất, Cẩm Thái đều là của ngài. Ngài chia
đất cho huynh đệ, cháu chắt, thân tín, bọn người đó lại chia đất cho con cháu thân tín của mình, họ lại đem ra cho thuê – bán, thực ra chỉ là
bán quyền sử dụng, ngồi thu thuế là đủ. Ở Cẩm Thái, có đất chính là có
tiền, không có đất, bán buôn giỏi giang đến đâu cũng chỉ là lưu dân tiểu thương, hèn mạt nhất xã hội.
Vân Hi nhìn vẻ mặt của cô, Phi Tâm lúc đó đã xúc động đến cơ thể run
bần bật, hệt như người bị sốt rét. Thực ra y đã làm theo từng bước một,
phong tước này là lẽ đương nhiên.
Thứ nhất, Phi Tâm thân cư Quý Phi, cho phụ thân của cô một tước vị
thì chẳng có gì là quá cả, cũng giống hậu cung hay thích nghe ngóng tình hình trong triều, trong triều cũng thường xuyên quan sát hậu cung để dò thám hỷ nộ của hoàng thượng. Khi y trị nhà họ Nguyễn, luôn cất nhắc
Quý Phi, lúc ấy trong triều đã có người dâng tấu xin ban trước cho Lạc
Chính Mịch. Tượng trưng cho thể diện hoàng gia, cung nhân của thiên tử,
hơn nữa còn là tôn vị như Quý P