
mắt nhìn đám lá sen dày đặc trong hồ,
nói: “Một nửa còn lại ư? Những điều ta biết được cũng không nhiều, những chuyện có bằng chứng rõ ràng, chẳng qua cũng chỉ có một vài chuyện mà
thôi”. Lại nói: “Lần trước ta kể tới đâu rồi? Đến đoạn Trầm Diệp biết A
Lan Nhược chính là người chấp bút viết thư cho mình, đùng đùng nổi giận, tới thư phòng của nàng ấy nói những lời đoạn tuyệt đúng không?”.
Phượng Cửu khẽ than thở nói: “Người xa lạ, kẻ thù, kẻ tử thù, chàng ta nói giữa họ chỉ có khả năng đó”.
Mạch thiếu gia lạnh lùng cười nói: “Hắn ta nên ghi nhớ câu nói này cả đời,
suốt đời nên tuân thủ theo câu nói này. Việc này đối với A Lan Nhược mới là một điều may mắn”.
Trong đình bỗng trở nên yên lặng, hồi lâu, Tô Mạch Diệp khẽ nói: “A Lan Nhược có một phong độ, trong số những linh vật có tuổi thọ không quá một nghìn, là người ung dung phong khoáng
nhất mà ta từng gặp”.
Có thể nhận thấy được phần nào sự phóng
khoáng của A Lan Nhược sau lần gặp Trầm Diệp ở thư phòng. Nếu là những
nữ tử khác, khi bị người trong lòng mình trách mắng bằng những lời lẽ
nặng nề như vậy, mặc dù không đến nỗi dùng nước mắt để rửa mặt thì việc
tự giam mình trong khuê phòng suốt ba, bốn ngày liền cũng là bình
thường.
Nhưng cử chỉ hành động của A Lan Nhược lại giống như chuyện trong thư phòng chưa từng xảy ra.
Không cần nghĩ đủ cách quan tâm tới Trầm Diệp nữa, cuộc sống của nàng lại trở nên nhàn nhã hơn, ngoài những việc thường làm như luyện chữ, xem kịch
ra, nhân lúc phu tử dạy bắn cung ở tông học về quê thăm người thân, nàng còn tới tông học dạy bắn cung thay vị phu tử đó mấy ngày. Mặt trời mọc
thì ra đi, mặt trời lặn thì quay về, chung sống hòa bình với Trầm Diệp - người đang buồn bã giam mình trong Mạnh Xuân viện.
Mấy ngày này
vì nàng tới dạy thay trong tông học nên thường xuyên tình cờ gặp Văn
Điềm trong bộ dạng nhét mấy quyển sách trong tay áo, vội vội vàng vàng
bước đi. Con người Văn Điềm cũng đúng với tên gọi của nàng ấy, không
màng danh lợi, sau khi tan học cũng không thích ngao du với đám phu tử
cùng dạy học, cuộc sống luôn rất quy củ nề nếp. Mấy ngày trước nàng có
điều không phải với Văn Điềm, nghĩ nàng ấy suốt ngày vùi đầu trong sách
vở, về nhà chắc cũng chỉ ngồi một mình bên đèn, chắc chắn sẽ rất buồn
chán, thi thoảng gặp nàng ấy liền sai đầu bếp chuẩn bị thêm một đôi đũa, đưa Văn Điềm cùng về phủ dùng bữa tối.
Văn Điềm yêu cờ đến si
mê, từng có duyên chơi cờ với Trầm Diệp, mặc dù A Lan Nhược không biết
ván cờ của họ như thế nào, nhưng nhiều điệu bộ của Văn Điềm đoán rằng
nàng ấy luôn lưu luyến khó quên. Cuối cùng, trong lần thứ ba khi nàng
đưa Văn Điềm về phủ, nữ tiên sinh ngập ngừng hồi lâu, thận trọng hỏi
nàng xem có thể tới Mạnh Xuân viện thăm Trầm Diệp, thỉnh giáo chàng ta
một vài nước cờ được không.
Nàng đương nhiên đã chấp thuận.
Sắc mặt của Văn Điềm lộ rõ vẻ cảm kích.
Sau đó Văn tiên sinh thường xuyên ra vào Mạnh Xuân viện.
Mấy ngày đầu lão quản gia thường xuyên tới bẩm báo, ngàu hôm nay Văn tiên
sinh mấy giờ vào viện, mấy giờ ra khỏi viện, đã nói mấy câu với Trầm
Diệp, hai người đã chơi mấy ván cờ.
Có một lần còn lo lắng thêm
vào một câu, lão đã nhận thấy Trầm Diệp mặc dù không dễ gần gũi, nhưng
bằng lòng coi trọng vị Văn tiên sinh này, lại để vị tiên sinh này được
ra vào Mạnh Xuân viện, liệu có điều gì không ổn thỏa không.
A Lan Nhược mỉm cười, nhìn lão quản gia, nói: “Có một người bạn cùng trò
chuyện là một chuyện tốt, ngươi cứ theo sát người ta như vậy cũng đủ
khiến người ta mất hứng rồi. Thần quan đại nhân muốn làm gì, đó là việc
của chàng ta, chúng ta mở rộng cửa phủ là để giúp đỡ chàng ta chứ không
phải giam giữ người ta. Câu này, ta nhớ hình như trước đây từng nói với
ngươi rồi”.
Lão quản gia ghi nhận lời dạy bảo này, quay về nghiêm túc suy nghĩ một hồi, đã ngộ ra một chân lý, phải giữ kín miệng lại.
Nhưng lão quản gia cả đời đi theo A Lan Nhược, luôn tâm niệm hai chữ trung
thành, cảm thấy dù điện hạ dường như đã ám chỉ rằng truyện của Trầm Diệp sau này không cần bẩm báo, vẫn phải bẩm báo. Ví dụ như Trầm Diệp đại
nhân mấy ngày gần đây thường xuyên ngồi ngây người khi chơi cờ với Văn
tiên sinh, chuyện này cần phải báo lại.
Lão quản gia có óc quan
sát vô cùng tinh tế, chú ý thấy mấy ngày gần đây Trầm Diệp mặc dù thường hay xuất thần, nhưng không phải lúc nào cũng xuất thần, chỉ là khi chơi cờ ở Ba Tâm đình hay trong Tiểu Thạch lâm, Trầm Diệp mới phân tâm như
vậy.
Trong Ba Tâm đình, chàng thường thích đưa mắt ngắm nhìn cây
đậu đỏ bên cạnh đình. Theo quan sát của lão quản gia, cây đậu đỏ này
không có gì bí hiểm cả, chỉ là có dáng vẻ đẹp đẽ một chút, trên thân cây to lớn còn bị mất một mảng vỏ cây mà thôi. Lão lờ mờ nhớ rằng trên thân cây đó đã từng có hai câu đề tự của A Lan Nhược.
Tiểu Thạch lâm
là nơi trước đây A Lan Nhược thường luyện bắn tên trong Mạnh Xuân viện, ở đó từng tảng đá lớn xếp chồng chất, rộng rãi tĩnh mịch, khi trời có gió nhẹ, ngồi chơi cờ tại đó có thể vô cùng tĩnh tâm.
Văn tiên sinh
cầm quân cờ trên tay, dung mạo vô cùng ôn hòa thanh tú,