
t gốc cây đổ, đợi. Mắt gã dán vào hàng cột lớn dọc theo
hành lang Kim Các Tự.
Trong chùa vắng lặng. Thỉnh thoảng mới có tiếng băng nhũ rơi trên mái xuống đánh bộp một cái.
Điền Chính sốt ruột, đổi thế đứng rồi đi đi lại lại, vết chân hằn sâu
trên tuyết, vẻ bực bội. Sự chờ đợi làm gã khó chịu, nhất là bây giờ hơi
rượu đã tan hết. Gió lạnh thổi vào mặt gã, nhôn nhốt như kim châm. Hạ
Nguyên Cát cũng sốt ruột không kém. Y nhẩy từ chỗ nấp ra. Điền Chính
giật mình rút gươm:
- Ai ?
- Tiểu đệ !
Điền Chính cau mặt mắng:
- Ngươi làm gì trong đó ? Thạch Đạt Lang đâu ?
- Không biết ! Đệ quả đã trông thấy nó vào chùa. Sao đến bây giờ vẫn chưa thấy mặt.
- Hay thằng khốn kiếp ấy trốn rồi ! Ngươi nhìn phía đó, để ý mọi tiếng động, nhất là ở những chỗ tối. Ta coi phía này.
Đoạn cả hai chia nhau quan sát. Lúc sau vẫn không thấy động tĩnh gì,
Điền Chính bắt đầu mất bình tĩnh, cho là Hạ Nguyên Cát đã hoảng báo. Đột nhiên có ánh đèn lập lòe về phía hàng lang chùa. Gã đưa tay gạt Hạ
Nguyên Cát và nói nhỏ, bảo y hãy nấp vào sau gốc thông.
Ánh sáng dường như của một chiếc đèn bão, lắc lư theo nhịp bước, từ
trong chùa đi ra. Đèn lúc ẩn lúc hiện sau hàng cột lớn, mờ tỏ soi phần
dưới bộ y phục nâu sồng của một nhà sư.
Nhà sư đi một mình hay với người nào khác, Điền Chính trông không rõ vì tối quá.
Không dằn được tò mò, gã nhẩy ba bước đến sát Hải Chính Hành đã say. Mặt lầm lì tái ngắt, ông đăm đăm nhìn tờ giấy hoa tiên không chữ để trước kỷ, lẩm bẩm:
- Thế này thì quá lắm ! Cậy có quyền thế muốn làm gì cũng được sao !
Hải Chính Hành chống tay toan đứng dậy, nhưng lảo đảo ngã ngồi xuống.
Cúc Nương, ái thiếp ông, che miệng cười khúc khích. Ông nhìn nàng, chữa
thẹn:
- Nàng cười ta say chăng ? Chưa, ta chưa say, nhưng có say cũng chẳng hề gì. Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh. Phải
thế không, ái nương ?
Nàng Cúc mỉm cười. Những cảnh này nàng đã chứng kiến nhiều lần. Khách
đến đây giải trí, mặc sức say sưa vì ở đa số, cơn say của họ vô hại.
Quan niệm chung, rượu cũng là một thứ giải trí tao nhã, miễn người uống
vẫn giữ được vẻ phong lưu, đĩnh đạt.
Hải Chính Hành là nhà buôn, nhưng có máu nghệ sĩ, ưa đùa cợt. Ông biết
hài hóa những tật xấu của mình thành ra dễ gây hảo cảm. Rồi vì dư dả
tiền bạc, mua chuộc kết thân với giới quyền quý, nên được kính nể chẳng
khác gì các bậc vương tôn khác.
Nhưng đêm nay ông không hài lòng vì không được Yến Nương chiếu cố, mặc
dầu đã cho người ân cần mời mọc. Điều ấy làm Hải Chính Hành cảm thấy như bị cự tuyệt.
Ông buồn rầu bảo người kỹ nữ:
- Sao vắng vẻ thế này ? Họ đi đâu cả ?
Cúc Nương không đáp, kéo tấm chăn mỏng choàng lên vai ông, ân cần khuyên giải:
- Khuya rồi, tiên sinh đi nghỉ, bận tâm làm gì ?
Nhưng ông không nghe, gạt tay nàng ra, gượng đứng dậy lảo đảo một lúc mới vịn được vào vách.
- Tiên sinh định đi đâu ?
- Ta đến phòng Cô lãnh đại gia.
Qua dãy hàng lang đèn sáng lờ mờ, Cúc nương dìu ông đến trước một gian
đại sảnh, rồi gõ cửa. Tiếng đàn ca, sênh phách bên trong ồn ào vọng ra
tận ngoài. Gõ mấy lần mới thấy cửa mở. Một tráng niên vóc dáng trung
bình, đầu cạo trọc dáng tựa thiền sư nhưng trang phục lại theo lối thế
tục, bước ra.
Tráng niên nhìn Hải Chính Hành, ông cũng trố mắt nhìn lại. Bỗng nhiên cả hai cùng phá lên cười ha hả:
- Ha ha ! Đại Quán ! Ngươi làm gì ở đây thế này ?
- Mô Phật ! Ngỡ ai hóa ra lão huynh. Thì ra lão huynh đặt thương điếm ở đây đấy hả ?
- Chứ sao ! Chốn này lạc cảnh, nếu dung được đệ tử của nhà Phật thì hẹp gì chẳng có chỗ cho thương điếm của tại hạ !
Nói xong lại cười ngất. Sự ngạc nhiên thích thú làm Bạch Phát lão thi sĩ tỉnh cơn say quên cả mối sầu trước đó.
Hàn huyên một lúc, mãi đến khi Đại Quán hỏi Hải Chính Hành đến đây làm
gì, ông mới sực nhớ mục đích của mình. Ghé tai nhà sư, ông hỏi nhỏ:
- Tôn đại gia có trong ấy không ?
- Ngài về rồi. Chỉ còn tướng công Lưu Cát và ngài Từ Miễn.
Lưu Cát và Từ Miễn đều thuộc hoàng tộc. Lưu Cát, tước Tả Xuyên Hầu, giữ
chức vụ lớn tại đế kinh, bổng lộc cao hàng mấy vạn gia. lúa đồng niên
nhưng vẫn chẳng đủ tiêu dùng. Lưu Cát tướng công tính phóng túng, ưa vui chơi, thích được mỹ nữ chiều chuộng nên ít khi có mặt tại công đường.
Hình như chỉ ở những chỗ như thế này, thoát khỏi mọi ràng buộc của chức
vụ, ông mới thoải mái. Lưu Cát chẳngiấu gì điều ấy. Có lần ông đã nói:
Chức vụ cao mà làm gì. Bình sinh ta chỉ muốn luôn luôn ngồi bên người
đẹp, mùa xuân ngắm hoa, mùa thu thưởng trăng, rồi nếu có phải chết đi
thì được lìa trần với bát rượu trên tay, thế là mãn nguyện.
Bởi tiếp Lưu tướng công là danh kỹ Yến Nương, tuy đã gấp hai tuổi trăng
tròn mà phong tư dung mạo còn rất tươi đẹp, thiếu nữ đôi tám chưa chắc
đã ăn đứt.
Mặt hoa hơi cúi dường e thẹn, môi mọng đỏ như trái anh đào, mái tóc đen
mượt chải cầu kỳ làm tôn màu trắng phớt hồng của làn da nhồi phấn trang
điểm theo lối đương thời, trông nàng chẳng khác gì pho tượng quý.
Nghe cười ha hả ở phòng ngoài, Lưu tướng công quay hỏi nàng Yến:
- Phải chăng Bạch Phát thi sĩ đấy ?
Yến Nương