
ách, từ khi gia nhập đạo môn, hắn vẫn luôn tu
thân tích đức, chưa từng nghĩ bản thân sẽ có lúc lâm vào cảnh thân bất
do kỉ thế này.
Vu Diễm chân nhân cũng trầm tư, rất lâu sau, ông thả chiếc nhẫn đeo ở ngón tay cái vào trong chén trà, sau đó lại thò hai ngón tay vào chậm
rãi nhấc ra: “thật ra, thế đạo cũng giống như một chén nước, muốn lấy
thứ gì đó từ bên trong ra ngoài, khó tránh khỏi bị ướt tay”.
Dung Trần Tử dĩ nhiên hiểu được ẩn ý của ông, chỉ khẽ gật đầu nói: “Vãn bối sẽ ghi nhớ lời dạy của chân nhân”.
Bữa tối ăn chay, trong bữa ăn các đạo sĩ vẫn rất ít lời như xưa, bầu
không khí rất trầm lắng. Chỉ có Hà Bạng ngồi ở bên cạnh Dung Trần Tử,
tay trái cầm dao tay phải cầm nĩa, ăn uống nhồm nhoàm, bận rộn không
ngơi nghỉ. Trang Thiếu Khâm có ý muốn phá vỡ cục diện bế tắc, hắn rất
cảm kích Hà Bạng, nếu không có nàng ra tay thì bức thư gửi về trong cung thật không biết nên viết như thế nào.
“Việc khẩn cấp trước mắt, e là nhất định phải bắt được tên chủ mưu đã chạy trốn”.
Lời vừa nói ra, mọi người đều tạm thời quay lại bàn về việc lúc
trước: “Lúc đầu nên giữ lại vài con còn sống mới phải, hiện giờ biết tìm đại yêu ở đâu đây?”.
Bữa tối của Hà Bạng là do một mình Ngọc Cốt làm, có cá có thịt, nàng
ăn nhiều khiến cả hai má phồng lên: “Ta có cỏ hoài mộng, có thể dùng nó
làm chất dẫn để nhòm trộm Đạo trời, đợi đến lúc đó xem thử là biết ngay
thôi”.
Dứt lời, sắc mặt đám đạo sĩ đều đại biến. Cỏ hoài mộng là kì bảo
trong thần thoại, tương truyền rằng Đông Phương Sóc [2'> đã dâng tặng nó
cho Hán Vũ Đế, không ngờ Hà Bạng còn giấu được một khóm. Dung Trần Tử
dùng đũa chung gỡ xương cá ra cho nàng, dường như không có hứng thú với
thứ cỏ hoài mộng ấy, nhưng Trang Thiếu Khâm thì rất quan tâm: “Nàng đến
tìm sư huynh ta, cũng là vì đã nhòm trộm Đạo trời trước rồi đúng không?
Biết rõ rằng thiếu chút nữa phải đền bằng cả mạng sống, mà vẫn còn dám
đến thèm thuồng máu thịt của sư huynh, lá gan của nàng cũng không nhỏ
đâu”.
[2'> Đông Phương Sóc là một học giả nổi tiếng ở tỉnh Sơn Đông, cùng
thời với Tư Mã Thiên, dưới thời Hán Vũ Đế Lưu Triệt. Ông là một người kì trí đa mưu, tinh thông văn sử, đã giúp cho Hán Vũ Đế diệt trừ các thế
lực đen tối ở hậu cung, đồng thời đánh bại các chư hầu âm mưu chia rẽ
đất nước.
Hà Bạng bất mãn nói: “Cái gì gọi là nhòm trộm chứ, người ta nhìn
quang minh chính đại mà! Chẳng qua là ta cũng bị nó lừa được chưa, lúc
ấy nhìn thấy Tri quan có cho một đoạn vào miệng ta, nên ta tưởng có thể
ăn được! Ai ngờ xém chút nữa là bị hóc rồi!”.
Dung Trần Tử gắp một miếng bụng cá mềm ngậy trắng phau phau vào trong bát của nàng, lòng vẫn buồn bực không vui: “Ta đâu có cho đoạn nào vào
miệng nàng…”.
Lời còn chưa dứt, hắn đã bổ nhào tới chặn miệng Hà Bạng lại. Khuôn
mặt đám đạo sĩ trên bàn ăn im lặng nghiêm túc hồi lâu, rồi sau đó tất cả đồng loạt phá ra cười sặc sụa. Vu Diễm chân nhân tức giận đứng phắt
dậy, phất tay áo bỏ đi. Khuôn mặt Dung Trần Tử như đang bốc cháy – Vu
Diễm chân nhân, người quay lại đi, bần đạo bị oan uổng mà, bần đạo thề
với trời ngay cả chiêu cơ bản nhất cũng chưa từng dùng…
Hà Bạng vẫn còn bực mình: “Lúc ấy vì muốn nhìn cho kĩ, ta còn mượn
nước biển ở Đông Hải, khốn kiếp, phí bao nhiêu công sức như vậy mà vẫn
không nói cho rõ ràng!”.
Trang Thiếu Khâm gắp cho Hà Bạng một gắp rau xào, không khỏi kêu oan
cho Đạo trời: “Khụ khụ, thật ra là… thật sự… đã rất rõ rồi mà…”.
“Gì cơ?”. Hà Bạng nheo mắt nhìn một toán các đạo trưởng trước mặt: “Rất rõ sao?”.
Hai mươi mốt vị đạo trưởng đang ngồi bi thương gật đầu – Những năm
đầu, chú trọng phát triển toàn diện cả đạo đức, trí tuệ, và thể chất cho yêu quái là chuyện vô cùng cấp bách…
Hôm sau, Dung Trần Tử vừa rửa mặt chải đầu xong thì bị Vu Diễm chân
nhân gọi vào thư phòng, Dung Trần Tử tuy chấp chưởng môn hộ của Thanh Hư quan đã lâu, trong Đạo tông cũng là người đức cao vọng trọng, nhưng
trước mặt vị sư phụ bậc trưởng bối này, vẫn rất cẩn thận dè dặt. Vu Diễm chân nhân ngồi trước thư án, hồi lâu mới mở miệng nói: “Thánh thượng
chuyển lời tới nói rằng, vụ việc Minh xà lần này gây náo loạn khiến lòng dân bất an, sợ rằng trời cao trách phạt thiên triều ta, lệnh cho Đạo
tông lập đàn làm Quốc tiếu”.
Sắc mặt Dung Trần Tử cũng nghiêm lại, cái gọi là Quốc tiếu không
giống với các loại lập đàn cầu phúc bình thường khác. Lập đàn cầu phúc
của đạo môn, chia làm ba loại Thượng tam đàn, Trung tam đàn và Hạ tam
đàn; trong đó Thượng tam đàn là cầu phúc cho quốc gia xã tắc, Trung tam
đàn là để giành cho các quan lại, Hạ tam đàn là của dân thường. Mà trong Thượng tam đàn, lại chia thành cầu cho quốc gia được hưng thịnh, cầu
cho phúc lộc vĩnh cửu, sinh mệnh trường thọ, cầu cho mùa màng được bội
thu. Mà Quốc tiếu, chính là cầu cho quốc gia được hưng thịnh, bao gồm ba nghìn sáu trăm vì tinh tú, gọi là Phổ thiên đại tiếu. Quy mô của nó lớn cỡ nào càng không cần phải nói đến.
Vu Diễm chân nhân nhấp một ngụm trà, nói nốt: “Quốc tiếu lần trước,
sư phụ của ta vẫn còn, vị trí Cao công pháp sư [1'> do người đảm nhiệm.
Nhưng giờ