Snack's 1967
Chẩm Thượng Thư

Chẩm Thượng Thư

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 329243

Bình chọn: 7.00/10/924 lượt.

ếp: “Ta đã từng viết cho Trầm Diệp hai mươi bức thư, cũng phiền ngài

giúp ta lấy lại, trong thư toàn là những tình cảm chân thật, để ở chỗ

của huynh ấy, ta thấy có chút nực cười”.

Công tử áo trắng thở dài một tiếng: “Những điều ngươi dặn dò ta đều đã ghi nhớ, chỉ mong rằng

đến lúc đó ta không phải làm những việc này, khi nào thì ngươi xuống

núi?”.

Nàng nằm trên chiếc võng được bện bằng dây leo, thoải mái

đặt tay ra sau gáy, một nụ cười hiện lên trên khóe môi: “Gió mát, nắng

nhẹ, hôm nay là một ngày rất thích hợp để ngủ, hãy để ta trộm chút thảnh thơi[3'>”.

[3'> Nguyên tác Hán Việt là “Thâu đắc phù sinh bán nhật nhàn”, câu thơ trích trong bài Đề Hạc Lâm tự bích (Đề trên tường chùa

Hạc Lâm) của nhà thơ đời Đường, Lý Thiệp. Ý nghĩa câu thơ là giải thoát

bản thân khỏi sự phiền não buồn chán để bản thân tới một nơi thoát tục,

tu dưỡng tâm hồn.

Cảnh đào nguyên ở Kỳ Nam hậu sơn dần dần biến

mất trong bóng mờ của hoàng hôn, trái tim của Phượng Cửu trĩu nặng, cố

gắng mở nốt đoạn ký ức cuối cùng. Nếu nói đến sách truyện, ở chỗ cô cô

Bạch Thiển của nàng lưu giữ rất nhiều sách, từ nhỏ nàng được nghe được

đọc nên đương nhiên cũng biết khá nhiều, những câu chuyện bi thương như

vớt ra từ bình nước mắt, nàng đã đọc qua không biết bao nhiêu cuốn,

nhưng vẫn không sánh được với câu chuyện mà nàng chứng kiến lần này.

Đoạn hồi ức này thậm chí còn không có nửa giọt nước mắt, nhưng lại giống như một thanh kiếm tuyệt thế, vô cùng lạnh lùng và nặng nề, khi cướp

đoạt tính mạng của người khác lại vô cùng gọn dàng dứt khoát, tuyệt đối

không dây dưa lằng nhằng. A Lan Nhược bị tổn thương một cách bình lặng,

đau đớn một cách bình lặng, ngay cả khi lao tới chỗ chết, cũng lao đi

một cách vô cùng bình lặng.

Theo sử sách ghi chép lại mà Tô Mạch

Diệp kể cho Phượng Cửu nghe, nói rằng Tương Lý Hạ ngự giá thân chinh ra

chiến trường, chiến đấu suốt mười bảy ngày, vì không đủ mạnh nên cuối

cùng đã tử trận trên chiến trường. Trong đoạn ký ức này Phượng Cửu thấy

được chân tướng bị che đậy trong sử sách mỏng manh. Người tử trận trên

chiến trường không phải là Tương Lý Hạ, mà là A Lan Nhược.

Trận

chiến với bộ tộc Dạ Kiêu, nguyên nhân là do bộ tộc Tỷ Dực Điểu dung túng cho dân vùng biên vượt biên săn bắn, hai bộ tộc giao chiến, đương nhiên chiến trường diễn ra ở vùng biên cương. Sông Tư Hành lững thững chảy từ thời viễn cổ, chảy tới tận cùng phía Nam, vòng qua hẻm núi Bình Vận,

rồi hòa vào lòng biển Từ Bi hết năm này qua năm khác. Đoạn sông Tư Hành

chảy từ núi Bình Vận ra biển Từ Bi thường được gọi là sông Nam Tư Hành,

bên sông có một khu rừng nhạc âm rộng lớn, trồng toàn cây nhạc âm. Hai

tộc Tỷ Dực Điểu và Dạ Kiêu đời đời lấy khu rừng này làm biên giới giữa

hai nước.

Ngày mùng bảy tháng tám, A Lan Nhược lao tới chiến

trường. Chiến sự bắt đầu từ ngày mùng một, mới có sáu ngày, bộ tộc Tỷ

Dực Điểu đã mất rất nhiều đất đai, bị đẩy lùi về phía nam sông Tư Hành,

tám vạn đại quân đã bị tổn thất mất ba vạn, năm vạn binh sĩ còn lại và

mười hai vạn hùng binh của bộ tộc Dạ Kiêu, mỗi bên chiếm cứ một bờ sông

Tư Hành.

Quân lệnh xin tiếp viện liên tiếp được gửi cấp tốc về

Vương thành, Khuynh Họa phu nhân coi như không thấy, án binh bất động.

Trước mặt có hùng binh, sau lưng không có quân tiếp viện, quân sĩ mất

hết chí khí, mặc dù chưa kết thúc cuộc chiến nhưng đã lộ vẻ thất bại.

Đêm xuống, A Lan Nhược lẻn vào trong quân trướng, làm Tương Lý Hạ ngất

xỉu, đưa chàng ta ra khỏi doanh trại, bản thân nàng mặc áo giáp của

chàng ta, ngồi vào ghế chủ soái.

A Lan Nhược dẫn dắt năm vạn binh mỏi mệt, lợi dung địa thế của sông Tư Hành bày Bán Nguyệt trận, chặn bộ tộc Dạ Kiêu ở bên ngoài sông. Máu đào nhuộm đỏ dòng sông Tư Hành, xác

chết la liệt phía bờ Nam, bấy giờ đang là cuối mùa hạ, đêm xuống, gió

mát thổi bên sông lại chỉ ngửi thấy mùi xác chết thối rữa và mùi máu

tanh nồng. Bán Nguyệt trận chặn được kẻ địch bảy ngày, khiến bộ tộc Dạ

Kiêu tổn thất năm vạn binh, nhưng vì lương thảo không đủ, hơn nữa lại

lâu ngày không có viện binh, không thể chống cự được bộ tộc Dạ Kiêu ỷ

người đông thay phiên nhau tấn công, cuối cùng vào nửa đêm ngày thứ bảy, đã công phá được một lỗ hổng.

Sao Mai trên bầu trời sáng lên,

đại vương tử của bộ tộc Dạ Kiêu vô cùng vui mừng, định dẫn quân vượt

sông. Dưới ánh trăng sao, nhìn qua bờ sông bên kia, lại thấy trong tay

chủ tướng của địch quân bỗng hóa ra một cây cung sắt cao bằng thân

người, ba mũi tên không gắn lông xé gió rạch nát màn đêm lao tới vun

vút, đâm thẳng vào giữa lòng sông, biến thành ba cây cột sắt lớn, đứng

thẳng một hàng giữa dòng nước chảy xiết.

Chiêu Hồn trận.

Sao Mai bị một đám mây đen bỗng dưng xuất hiện quấn lấy, chao đảo như sắp

rơi, một luồng kim quang bỗng phát ra từ thân hình cao ráo đang đứng

sừng sững bên cạnh cây cung sắt. Sau một tiếng thét dài xé tan khoảng

không, luồng kim quang lơ lửng giữa không trung ngưng tụ lại tạo thành

một con Tỷ Dực Điểu khổng lồ, cúi nhìn xuống hai bên bờ sông, uy nghiêm

bay lượn, sải cánh rộng quạt mạnh khiến binh hùng tướng mạ