
bèn vẽ lại một cách ngờ
nghệch khóm hoa trên trang giấy dựa theo trí nhớ mơ hồ của mình, trân
trọng mang nó tới phủ của cữu cữu (anh, em trai của mẹ) để chúc mừng
chàng. Trong ngày sinh thần hôm đó, chàng không vận thường phục giống
như hôm ở trong hoa viên, bộ trang phục của thần quan trên người thể
hiện rõ vẻ tuấn tú trầm tĩnh già dặn hơn tuổi. Chàng vẫn ở bên cạnh Quất Nặc và Thường Đệ, chỉ đưa mắt liếc nhìn nàng một cái từ xa rồi ngay sau đó lạnh lùng nhìn sang chỗ khác.
Buổi chiều, nàng tìm thấy bức
tranh mà mình tặng chàng trong rãnh nước nhỏ ở hậu viện, mực vẽ đã bị
nhòe đến nỗi không còn nhận ra đường nét trước đó nữa, Thường Đệ - tiểu
muội muội của nàng đứng bên cạnh rãnh nước nhạo báng nàng: “Trầm Diệp ca ca nói rằng ngươi được rắn nuôi lớn, gặm cây cỏ để trưởng thành, vô
cùng bẩn thỉu, huynh ấy không thèm nhận tranh của ngươi…”.
Hồi đó nàng kể lại chuyện này cho chàng nghe, cười nói, hồi nhỏ nàng và Trầm
Diệp chỉ gặp nhau hai lần như vậy, từ đó về sau nàng không còn ý định
muốn kết thân với Trầm Diệp nữa, cũng không tới làm khách ở phủ của cữu
cữu nữa, nàng và Trầm Diệp thực ra ngay từ đầu đã không có duyên phận,
sau đó nàng vẫn cố cưỡng cầu duyên phận với Trầm Diệp, cũng không biết
đã làm sai hay đúng.
Mạch thiếu gia cho rằng A Lan Nhược quả thực đã cưỡng cầu, hơn nữa chàng tin chắc rằng chính bởi vì nàng đã cưỡng
cầu mối nhân duyên này nên mới gieo mầm tai họa khiến mình hồn phi phách tán. Còn Trầm Diệp đối với A Lan Nhược, chàng chưa bao giờ tin rằng hắn ta có tình cảm gì với nàng, nếu có tình, sao có thể giương mắt nhìn
nàng đi vào chỗ chết? Cho dù thế nào đi nữa, hắn ta thù ghét nàng suốt
mấy chục năm, chỉ chung sống hòa thuận với nàng trong hai năm, dù mọi
thứ xảy ra trong hai năm đó có thể coi là tình cảm, cũng không thể là
tình cảm sâu đậm được. Còn về hành động của hắn sau khi A Lan Nhược qua
đời, chẳng qua chỉ là thói sau khi mất đi mới cảm thấy trân trọng mà
thôi. Trầm Diệp không hề yêu A Lan Nhược, nếu hắn ta yêu A Lan Nhược, đó mới là một câu chuyện cười.
Nhưng ông trời lại thích làm trò
cười. Tâm tư tình cảm của người ở trong gương Diệu Hoa cứ cuồn cuộn dâng trào như một cơn đại hồng thủy, sắc mặt của Mạch thiếu gia dần dần
trắng bệch. Đế Quân nhấp một ngụm trà, hỏi chàng: “Còn chịu đựng được
không?”. Chàng cười, sắc mặt khó coi: “Mong Đế Tọa chỉ giáo, chịu đựng
được thì sao, không chịu đựng được thì sao?”. Lời chỉ giáo của Đế Tọa
lại rất đơn giản: “Đều phải chịu đựng”.
Người đời nói Thần Quan
Trưởng lạnh lùng ít nói, tâm tư khó dò, thánh ý của Thượng Quân còn có
thể suy đoán, còn tâm tư của Thần Quan Trưởng, dù có suy đoán cũng chỉ
vô ích mà thôi. Vậy mà lúc này, tâm tư của vị Thần Quan Trưởng khó đoán
đó lại hoàn toàn phơi bày trước mắt Mạch thiếu gia.
Chàng nhìn thấy rất rõ, giống như chàng chính là hắn ta vậy.
Trầm Diệp được sinh
ra một cách không hề thuận lợi. Khi mẫu thân hoài thai chàng, đã được
đón tới thần cung chờ sinh nở, nhưng ngày chàng ra đời, trên trời lại
không hề xuất hiện bất cứ dị tướng gì, hơn nữa, khi sinh ra chàng lại là một đứa trẻ vô cùng yếu ớt, ngay cả việc cất tiếng khóc cũng không làm
nổi. Tức Trạch, Thần Quan Trưởng đương nhiệm không có mặt ở trong cung,
mấy viên thần quan xấu tính đã đòi đuổi hai mẹ con chàng ra khỏi thần
cung, vừa hay lúc đó Thượng Quân Tương Lý Ân đang tránh nóng ở thần cung đi qua, thấy thương tình đã giữ hai mẹ con chàng lại.
Thấy hơi
thở của chàng thoi thóp yếu ớt, Tương Lý Ân đã cắt cổ tay lấy máu, dùng
nửa bát máu đó để cứu mạng sống của chàng. Tiếng khóc đầu tiên của chàng vang lên đúng vào lúc giữa trưa, vốn dĩ trên trời chỉ có một mặt trời
sáng chói, nhưng bỗng nhiên lại xuất hiện thêm một mặt trăng tròn, nhất
thời mặt trăng và mặt trời cùng nhau chiếu sáng giữa đất trời, Tương Lý
Ân cười vang: “Đây chẳng phải chính là vị tiểu Thần Quan Trưởng của bộ
tộc chúng ta sao, nếu dị tướng trời giáng xuống là quang chiếu khuynh
thành, chi bằng hãy lấy tên là Diệp”. Chàng theo họ mẹ, được Tương Lý Ân ban tên, bèn có một cái tên là Trầm Diệp.
Thượng Quân Tương Lý
Ân làm chủ cho hôn sự của mẫu thân chàng, gả bà cho đại cữu cữu (anh vợ) của mình, mẫu thân của chàng liền rời thần cung để về nhà chồng, còn
chàng, khi tròn một tuổi đã nhận sắc phong làm Thần Quan Trưởng kế
nhiệm, đi theo Tức Trạch – Thần Quan Trưởng đương nhiệm để học bản lĩnh
cần phải có của một Thần Quan Trưởng.
Thời gian thấm thoắt trôi
đi, khi dưới núi xảy ra cung biến[1'>, chàng mới được năm tuổi. Tức Trạch thần quân vừa ăn bánh đậu xanh vừa cảnh cáo chàng, Kỳ Nam thần cung mặc dù có chức trách giám sát, nhưng nếu không phải vì Thượng Quân thất đức khiến trăm họ lầm than, những chuyện khác đều không thuộc chức trách
giám sát của thần cung. Những chuyện như cung biến này, họ tranh giành
nhau mặc kệ họ, chúng ta nếu có hứng thú thì tới xem trò vui, không có
hứng thú thì đóng chặt cửa cung, ngồi uống trà ăn bánh.
[1'> Cung biến: chỉ việc Tương Lý Khuyết giết Tương Lý Ân, giành ngôi vua và ép Khuynh Họa phu nhân là