
ồ, đình được dựng ở
giữa hồ, xung quanh trồng rất nhiều sen, đứng từ xa nhìn lại, mái đình
giống như một búp hoa nở giữa tầng tầng lớp lớp lá sen. Tại sáu mái đình cong cong đều được treo chuông gió, mỗi khi gió thổi tới, chuông gió
lại ngân vang, càng có ý thiền. Có thể coi đây là nơi tụ hội những nét
phong nhã của thế gian, không có chỗ nào là không chú trọng cầu kỳ.
Nhưng tên gọi của đình do A Lan Nhược đặt lại lấy ba chữ đơn giản nhất, gọi
thẳng là Hồ Trung Đình (đình ở giữa hồ). Mạch thiếu gia đắn đo một hồi,
cảm thấy tên gọi này cũng được coi là thẳng thắn một cách thú vị, bèn
chấp nhận. A Lan Nhược lấy một miếng gỗ tử đàn chưa sơn, dùng bút lông
ngòi to chấm loại mực đen nước vào cũng không dễ phai, viết ba chữ “Hồ
Trung Đình” lên đó rồi treo lên mái đình coi như đã làm xong biển tên.
Mạch thiếu gia giật giật khóe miệng, cảm thấy tấm biển này cũng được coi là rất tự nhiên mộc mạc, cũng chấp nhận.
Khi Trầm Diệp bước vào
đình, dừng bước trước cửa đình, ánh mắt dừng lại trên ba chữ như rồng
bay phượng múa trên tấm biển gỗ tử đàn. Thiếu nữ mặc xiêm áo màu trắng
ngồi bên trong đình đưa mắt liếc nhìn A Lan Nhược, dường như đã hiểu ý,
nói vọng ra ngoài: “Ba chữ kia Văn Điềm viết cũng không được đẹp lắm,
nhờ ý tốt của công chúa mà đến giờ vẫn được treo trên cửa đình, hôm nay
đã khiến cho đại nhân chê cười rồi!”.
Ánh mắt của Trầm Diệp nhìn
về phía nàng ấy. Dung mạo của Văn Điềm chỉ có thể nói là thanh tú, nhưng mặc bộ xiêm y trắng đứng bên trong đình, sắc nước phiêu diêu làm nền
phía sau lưng, nhìn lại rất thanh tịnh hòa nhã.
Ánh mắt của Trầm Diệp đã dịu dàng hơn, khẽ nói: “Văn Điềm?”.
Thiếu nữ khẽ mỉm cười: “Đúng vậy”.
Sau đó Tô Mạch Diệp đã hỏi A Lan Nhược, khi nhìn thấy cảnh tượng ấy, trong
lòng nàng cảm thấy như thế nào? Sau đó này cũng không phải sau lâu lắm.
Trầm Diệp vừa vào trong đình được một lát đã được Văn Điềm mời tới bên
hồ đấu một ván cờ.
Trong đình chỉ còn lại mình chàng và A Lan
Nhược, một người đang ngồi bên bếp lò đun trà, một người lơ đãng bóc
quýt, ánh mắt trống trải đến nỗi không biết đang nghĩ gì nữa.
Câu hỏi này của Mạch thiếu gia thực ra có chút cay nghiêt, cay nghiệt đến nỗi như chọc thẳng vào cõi lòng của người khác.
Bên hồ, vị công tử áo đen và thiếu nữ áo trắng trông vô cùng đẹp đôi. A Lan Nhược ném quả quýt đã bóc sẵn cho Mạch thiếu gia, khuôn mặt vẫn nở được một nụ cười, chỉ có điều nụ cười có phần bất đắc dĩ: “Văn Điềm là một
cô gái tốt, tài năng và vốn hiểu biết cũng xứng với chàng, gia thế tuy
bần hàn một chút nhưng chàng bây giờ cũng đã sa cơ, Văn Điềm kết duyên
với chàng vào lúc này, đã thể hiện sự thanh cao không màng vinh hoa phú
quý của nàng ấy, hôm nay con đã làm được đến bước này, nếu hai người bọn họ nên duyên, cũng coi như con đã làm được một việc thiện”.
Tô Mạch Diệp cau mày: “Những lời ngươi nói với Quất Nặc trên Linh Sơ đài hôm đó, không giống với việc ngươi làm ngày hôm nay”.
A Lan Nhược nhướng mày: “Mấy lời nói đó à, chẳng qua con chỉ muốn trêu
chọc Quất Nặc mà thôi”. Ngước nhìn hai bóng người một đen một trắng đang đánh cờ bên hồ, khẽ nói: “Con người chàng, lạnh lùng kiêu ngạo, lại có
ngoại hình ưa nhìn, linh lực tốt, kiếm pháp tốt, viết chữ đep, chơi cờ
giỏi, sở thích hay kiến thức cũng đều rất tốt, kiểu lạnh lùng tự kiêu đó lại rất hấp dẫn người khác”.
Lại cười nói: “Sư phụ đã từng nghĩ
chưa, chàng ghét con thực ra cũng không phải lỗi của chàng. Mẫu phi sau
khi tái giá đã sinh ra con và Thường Đệ, đó là một hành động bất trinh,
do đó con và Thường Đệ đều mang trong mình dòng máu nhơ bẩn. Chuyện này
thực ra chẳng qua chỉ là một cách nhìn nhận mà thôi. Đối với vạn vật
trên thế gian, mỗi người đều có cách nhìn nhận riêng, không thể nói ai
sai ai đúng. Chỉ là chàng có suy nghĩ như vậy, con và chàng đương nhiên
không có cơ hội gì rồi. Chàng nhìn Văn Điềm như vậy, thực ra con cũng có chút ngưỡng mộ”.
Hồi lâu, nàng nói: “Nhưng con cũng hy vọng chàng sẽ sống tốt”.
Tô Mạch Diệp đưa cho nàng một ly trà: “Chuyện tình cảm, khi vướng vào sẽ
chẳng có ích lợi gì cả, may mà ngươi còn chút lý trí trong chuyện này,
đã tới bước này, ngươi cũng nên sớm từ bỏ đi”.
A Lan Nhược đón lấy ly trà, cảm ơn chàng vài câu.
Chuyện này bèn được cho qua như thế, không hề được nhắc tới nữa, hai người chỉ nói chuyện phiếm, đợi cặp trai tài gái sắc ở bên kia chơi cờ xong quay
trở lại.
Sau buổi gặp gỡ ở Hồ Trung Đình, nghe lão quản gia nói,
Trầm Diệp và Văn Điềm đã gửi cho nhau bốn bức thư. Văn tiên sinh còn gửi kèm theo thư hai món quà nhỏ, một là con chim sẻ trắng được tết bằng
cỏ, một là dây đeo quạt may mắn thêu tay, Trầm Diệp cũng tặng lại nàng
ấy hai quyển sách.
Sách do Trầm Diệp chọn, sai quản gia ra chợ
mua, hai quyển du ký của Thương Lãng Tử. A Lan Nhược lúc đó đang cầm
trên tay một ly trà ngồi bên hồ sen cho cá ăn, không để ý bị nước trà
nóng làm bỏng lưỡi, khi cảm giác bỏng rát đã dịu lại, dặn dò lão quản
gia rằng từ nay về sau, chuyện của hai người đó như thế nào, không cần
bẩm báo lại, chung quy Trầm Diệp đến phủ của nà