
trọng là thành tâm, năm
xưa nghe nói rằng chim Kim Sí (cánh vàng) bên cạnh Phật Tổ trước khi
chưa quy hóa, đã cùng ngộ ra nhân quả ân oán với kẻ thù trên cùng một
ngọn cây…”.
Trầm Diệp lại nhìn A Lan Nhược chằm chằm, hỏi một câu không hề liên quan: “Ngươi uống rượu gì vậy?”.
Nàng sững người lại, một lát sau đã lấy lại được thần sắc: “Của một người
bạn tặng, tuy nhiên chỉ có một bình nhỏ, ban nãy đã uống hết rồi, đại
nhân xuất hiện không đúng lúc rồi”.
Tô Mạch Diệp liếc nhìn hai
người, nhướn mày, cười nói: “Người ban tặng rượu này ngày mai sẽ tới phủ chơi, thần quan đại nhân nếu có hứng thú với loại rượu này, ngày mai
đích thân tới gặp người bạn đó là sẽ hiểu cả thôi”.
Trầm Diệp nhìn chàng ta: “Người tặng rượu là ai?”.
Chưa đợi Tô Mạch Diệp đáp lời, giọng nói của A Lan Nhược đã bình thản vang lên: “Văn Điềm của tông học, Văn Điềm tiên sinh”.
Khi cái tên đó vừa vang lên, thần sắc lạnh lùng của Trầm Diệp có chút khác thường.
Theo cách nói của Mạch thiếu gia, chuyện lúc đó A Lan Nhược mượn danh Văn
Điềm để thư từ qua lại với Trầm Diệp, chàng đã vô tình phát hiện ra. Đêm hôm đó, biết rõ rằng A Lan Nhược đang cố gắng giấu giếm sự việc với
Trầm Diệp, vẫn đem chuyện tặng rượu ra nói vài câu, đó là do chàng cố ý
làm như vậy.
Lúc đó, chàng không biết mình có tình cảm như thế
nào với A Lan Nhược, chỉ cảm thấy rằng nếu nàng muốn có được Trầm Diệp,
chàng sẽ giúp nàng toại nguyện. Trong chuyện này, nàng đã suy nghĩ quá
nặng nề, một lòng thuận theo Trầm Diệp, quanh co lắt léo đến nỗi khiến
chàng không thể trơ mắt ra nhìn. Khi chàng nói ra những lời đó, chỉ nghĩ rằng cần sớm tạo một cơ hội khiến Văn Điềm dứng trước mặt Trầm Diệp,
như vậy mới khiến A Lan Nhược sớm đưa ra quyết định.
Hoặc là nàng thừa nhận mình mới là Văn Điềm trong các bức thư ngay trước mặt Trầm
Diệp, mọi việc được làm sáng tỏ, mối tình này sẽ như thế nào còn phải
chờ xem tạo hóa, nhưng chung quy vẫn còn một cơ hội. Hoặc là nàng tự
biến mình thành cây cầu nối giữa Trầm Diệp và Văn Điềm, nhường mối nhân
duyên này cho Văn Điềm thật, cắt đứt hoàn toàn tình cảm của mình với
Trầm Diệp. Nhưng cho dù là lựa chọn nào, vẫn còn tốt hơn việc kéo dài
tình trạng hiện tại.
Mạch thiếu gia cảm thấy, mượn thân phận của
người khác tự đau khổ trong một cuộc tình là một việc mà đồ đệ của chàng không nên làm.
Phượng Cửu thầm nghĩ, nếu là nàng, nàng sẽ chọn
cách đầu tiên. Tất cả chỉ vì nàng đã từng được nghe một lời đồn đại, nếu làm mối cho người khác hai lần, bản thân mình sẽ khó lấy chồng. Nàng
bấm ngón tay nhẩm tính, mình đã làm mối giúp Đông Hoa và Cơ Hoành một
lần rồi, nếu làm thêm một lần nữa thì cả đời này coi như xong.
Nhưng A Lan Nhược, có lẽ thực ra đã được gả đi rồi, không cần phải lo lắng
cho chuyện sau này, lại có lẽ chưa từng làm mối bao giờ, muốn thử xem nó như thế nào.
Nói tóm lại, sau một đêm ngồi thẫn thờ, nàng đã lựa chọn cách thứ hai. Khi trời mới tờ mờ sáng đã truyền gọi Văn Điềm vào
trong phủ, đặt hai mươi bức thư của Trầm Diệp vào tay nàng ấy trong sự
kinh ngạc của Văn Điềm. Nàng dặn dò Văn Điềm rất kỹ lưỡng và chu đáo,
duy có tình cảm của nàng đối với Trầm Diệp là được giấu kín, bình thản
bịa ra một lời nói dối: “Khi Quất Nặc bị đưa ra khỏi Vương đô đã cầu xin ta chăm sóc cho thần quan đại nhân, ngươi biết là ta cũng khá lương
thiện, đương nhiên đã nhận lời. Nhưng là ta và ngài ấy từ trước đến giờ
nhìn nhau không thuận mắt, những bức thư thăm hỏi nếu đề tên của ta chắc chắn sẽ khiến ngài ấy tức giận, nên mới lấy tên của tiên sinh. Nhưng
gần đây trong phủ có nhiều việc, ta cũng có chút lực bất tòng tâm, nên
mới mời tiên sinh tới phủ, không biết tiên sinh có chịu nhận trách nhiệm nặng nề là thay ta viết thư thăm hỏi cho thần quan đại nhân được không? Cũng không phải chuyện gì đặc biệt, chẳng qua chỉ là chút thú vui trong cuộc sống lúc nhàn tản mà thôi”.
Trước đây Văn Điềm đã nhận khá
nhiều ân huệ nàng, hơn nữa lại là một người hiểu rõ lễ nghĩa, đương
nhiên đã nhận lời giúp đỡ, hoàn toàn không chút nghi ngờ lời nói dối của A Lan Nhược.
Nàng nhìn Văn Điềm lật giở từng bức thư của Trầm
Diệp, thi thoảng lại tán thưởng vài câu: “Trước đây không hề để ý, hóa
ra thần quan đại nhân cũng là một người thú vị, mấy thế cờ đó, rất hay”.
A Lan Nhược mỉm cười, nói: “Tiên sinh tinh thông kỳ nghệ, trước đây, khi
còn ở trong phủ, ta đã rất ít khi thắng được tiên sinh, lần này vừa hay
có thể giao lưu học hỏi với thần quan đại nhân”. Dừng lại một chút, lại
nói: “Tuy nhiên khi tiên sinh trả lời thư cũng cần mô phỏng theo bút
tích của ta, lúc đó chưa kịp nghĩ ngợi nhiều, những bức thư ấy mặc dù đề tên của tiên sinh nhưng bút tích lại là của ta”.
Văn Điềm mím môi, nói: “Chuyện này cũng không khó”.
Trong buổi gặp mặt ngày hôm sau, Trầm Diệp quả nhiên đã xuất hiện.
A Lan Nhược vốn không cầu kỳ, nhưng Mạch thiếu gia lại là người rất cầu
kỳ, vì vậy bữa tiệc gặp mặt được bố trí trên một đình hóng mắt ở giữa
hồ.
Mái đình này là tác phẩm tâm đắc của Mạch thiếu gia. Chỉ có
một con đường nhỏ nối liền đình hóng mát với bờ h