
ụng, tất cả cũng đều do đích thân nàng sắp xếp, hơn nữa, buổi
tối trước ngày Trầm Diệp tới, lại được bổ sung thêm một vài quyển sách
mới. Trong số sách ở đó, nàng đặc biệt yêu thích mấy quyển sách du ký,
ngôn ngữ mạnh mẽ hào hùng như sóng dâng trào, vì vậy lời phê chú trên
đầu sách của nàng cũng có hơi khác. Nàng đặt chúng ở ngăn dưới cùng của
giá sách, thực ra bình thường không ai chú ý tới.
Nàng đương
nhiên cũng không viết rõ về những chuyện đó trong thư, chỉ giới thiệu
cho chàng vài cuốn sách cổ quý giá, khi nhận được thư trả lời của chàng, bức thư của chàng dài thêm được hai câu, nói rằng phần phê chú trên mấy quyển sách du ký khá thú vị, nhìn bút tích giống như là bút tích của
nàng, lại giới thiệu hai cuốn sách du ký mà chàng yêu thích cho nàng.
Sau đó có một ngày, Tô Mạch Diệp bày một thế cờ có tên gọi là Thiên Thư Hội cho nàng phá giải, nàng nhọc công suy nghĩ nhưng vẫn không ra kết quả,
vừa hay lúc đó lão quản gia trình lên bức thư thứ sáu của Trầm Diệp,
nàng tiện tay vẽ thế cờ này vào trong thư. Ngay buổi chiều ngày hôm đó
liền nhân được bức thư thứ bảy của chàng. Hai trang thư, một trang là
thế cờ của Tô Mạch Diệp đã được phá giải, trang kia chàng vẽ một thế cờ
khác cho nàng phá giải.
Đến cuối mùa xuân, lời lẽ trong thư của
chàng đã ngày một nhiều hơn, mặc dù vẫn lạnh nhạt, nhưng đã có nhiều
khác biệt so với sự xa cách ban đầu.
Theo lời bẩm báo của lão
quản gia, gần đây mặc dù không đoán biết được biểu hiện trên khuôn mặt
của thần quan đại nhân nhưng tâm trạng của ngài ấy đã vui vẻ phấn chấn
hơn trước một chút, ngài ấy vẫn chưa ra khỏi cổng Mạnh Xuân viện, nhưng
lúc thì nghiền ngẫm phá giải các thế cờ, vẽ kỳ phổ, hoặc mang sách ra Ba Tâm đình ngồi đọc, hoặc đi đi lại lại trong viện. Chỉ riêng hành động
cuối cùng - đi đi lại lại trong viện, lão quản gia không đoán biết được
thần quan đại nhân đang làm gì.
Nhưng A Lan Nhược lại biết Trầm
Diệp đang làm gì, trong một phong thư chàng đã nhắc qua về chuyện này,
chàng tìm được một vò rượu mà nàng chôn trước đây, đựng vào trong bốn
bình sứ trắng, đêm xuống vừa đánh cờ vừa uống hết nửa bình, đoán rằng
nàng đã ủ rượu bằng các loại quả mọng được tắm sương thu, phong kín lại
chôn dưới đất suốt ba mùa, lại lấy hạt cải mọc vào mùa thu hong khô, cho vào trong rượu khoảng nửa tháng để lấy hương thơm, sau đó lại phong
kín, chôn xuống đất thêm hai năm, hỏi nàng xem có đúng như vậy không?
Đương nhiên, chàng đã đoán không nhầm, đã nói rất đúng. Cùng với phong thư,
lão quản gia còn trình lên một bình sứ trắng, nói rằng thần quan đại
nhân dặn đưa bình rượu này cho Văn tiên sinh.
Đó là bức thư trả lời thứ hai mươi của Trầm Diệp.
Một đêm không trăng, gió thổi ào ạt, A Lan Nhược tay cầm bình sứ trắng đi
tới bên ngoài Mạnh Xuân viện, tung người một cái, nhảy lên cây long não
già bên ngoài viện.
Cây long não này vừa hay đối diện với phòng
của Trầm Diệp, trong phòng còn một ngọn đèn chưa tắt, soi rõ bóng dáng
nghiêng nghiêng của chàng bên cửa sổ. A Lan Nhược chọn một chạc cây vững chắc, nằm xuống, mở nắp bình rượu, vừa uống vừa nhìn về phía ô cửa sổ
khép chặt.
Rượu mới uống được một nửa, tình cờ lại gặp Tô Mạch
Diệp đi chơi đêm trên cây long não, nhàn tản tọa lạc trên một chạc cây
bên cạnh nàng, mở miệng nói một tràng dài: “Vi sư dạy bảo ngươi đã mấy
chục năm, những thứ khác ngươi học hành qua quýt cũng có thể bỏ qua,
tinh hoa của hai chữ phong lưu lại cũng không học được, chiêu thư từ qua lại, còn có thể chấp nhận được, còn việc nhớ người rầu rĩ một mình uống rượu này quả thực rất hèn nhát”.
A Lan Nhược đang nằm thoải mái, lười không buồn cử động, nói: “Sư phụ nói sai rồi. Việc uống rượu một
mình, nếu thiên không thời, địa không lợi, nhân không hòa, khi thực hiện đều có vẻ cố ý. Còn đêm nay, một người bất đắc dĩ như con, ở một nơi
bất đắc dĩ như thế này, trong một tâm trạng bất đắc dĩ, làm một việc bất đắc dĩ, lại tự nhiên như mặt trời mọc mặt trăng sẽ lặn, hoa nở rồi hoa
sẽ tàn”. Nàng bật cười, giơ bình rượu lên, lắc lắc: “Như vậy là hèn nhát hay là phong lưu? Tất nhiên là phong lưu rồi”.
Hai chữ phong lưu vừa thốt ra khỏi miêng, ô cửa sổ nhỏ phía đối diện chợt mở tung, bóng
người màu đen nhanh chóng đi ra. Mi mắt của A Lan Nhược khẽ động đậy.
Khi Trầm Diệp đứng trên bức tường phía xa, đối diện với hai người, chiếc bình sứ trắng đã được nàng giấu trong tay áo một cách ổn thỏa.
Vị thần quan áo đen đứng trong gió, còn hai thầy trò nàng, một người nằm,
một người ngồi chẳng ra thể thống gì. Trầm Diệp cau mày đưa mắt liếc
nhìn hai người, lạnh lùng nói: “Nhị vị đêm khuya tới đây, chắc có điều
gì chỉ giáo”. Tô Mạch Diệp đứng dậy trên cành cây: “Chỉ giáo thì không
dám, đêm nay cảnh sắc tươi đẹp, mượn quý địa đây để đàm văn luận đạo một chút mà thôi”. Lại nói: “Nghe nói thần quan đại nhân rất tinh thông
thiền cơ huyền lý, không biết có ý muốn cùng ngồi luận đạo không?”.
A Lan Nhược phì cười, nói: “Sư phụ muốn thần quan đại nhân ngồi trên tường luận đạo cùng sư phụ sao?”.
Tô Mạch Diệp nghiêm túc nói: “Việc luận đạo, quan