
hả ?
- Gửi cho cô ! Nhưng ông ở đâu, cô để ý làm gì ?
Oa Tử mỉm cười thấy Giang giấu thư ra sau lưng. Nàng định giật lấy nhưng Giang né tránh, chạy vòng quanh bàn.
- Giang ! Em ác lắm nhé !
Oa Tử đuổi theo. Hai, ba vòng thấm mệt, nàng ngồi thở dốc. Thằng bé ái ngại đến bên, chìa cuốn thư ra:
- Em xin lỗi. Thế mà cô bảo không muốn đi thăm. Không muốn đi thăm mà mới nghe nói có thư đã rối rít cả lên !
Nhưng Oa Tử không quan tâm đến lời Giang chế giễu. Nàng cầm thư chạy ngay vào phòng.
Những ngón tay run rẩy trắng bệch bật vội sáp niêm. Đèn mới khêu mà hoa
đèn đã nở, chắc có tin vui. Oa Tử đọc đi đọc lại không biết chán những
chữ thân yêu, nét mực còn đen nhánh. Trong thư, Thạch Đạt Lang hẹn rõ
nơi gặp. Hai hàng lệ chứa chan, nàng không ngờ có được cơ hội và hạnh
phúc như thế.
Bất giác liên tưởng đến câu thơ của Bạch Cư Dị tả nàng Dương Qúy Phi lúc ở âm cảnh được tin vua Đường gửi xuống:
Ngọc dung tịch mịch lệ lan can Lê hoa nhất chi xuân đới vũ Oa Tử thẹn, chùi nước mắt, tự nhủ:
“Chắc bây giờ chàng đang đợi ta. Ta phải sửa soạn hành trang ngay mới
được !”. Bèn viết vài hàng vội vã cáo biệt chủ nhân cùng Lưu tướng công
rồi xếp quần áo vào đẫy.
Ra khỏi phòng, thấy Giang vẫn còn ngồi ngoài hiên, nét mặt ủ rũ, Oa Tử gọi:
- Giang ! Em vào sắp quần áo rồi đi với cô chứ !
Thằng bé chẳng đáp mà cũng chẳng nhìn Oa Tử. Nàng đến bên đặt tay lên vai nó:
- Em vẫn giận cô đấy à ?
- Sao không giận được ? Thư sư phụ nói những gì mà cô giữ bí mật thế ?
- Ấy chết ! Cô quên ! Tại mừng quá đấy mà. Không có lý do gì mà cô lại giấu em.
Đây, Giang đọc đi !
- Không đọc nữa. Em chả muốn đọc.
- Giang ! Đọc đi ! Đây là cái thư đầu tiên thầy em gửi cho cô và hẹn gặp cô. Cô mừng quá !
Nét mặt Oa Tử rạng rỡ khiến Giang cũng vui lây. Nó quên hết những điều hờn giận trước.
Tuy trời tối nhưng cả hai đều muốn đi ngay để hôm sau đến kịp nơi hẹn.
- Hôm nay có trăng. Đi ban đêm càng mát, cô nhỉ.
oo Thạch Đạt Lang đến trấn Ô Tu lúc trời hửng sáng. Vài sợi khói xanh
nhạt mỏng manh bốc lên nhẹ nhàng từ những mái rạ. Qua bầu không khí ướt
sương, hắn đã nhìn thấy mờ mờ những con đường ngang dọc trong trấn.
Thạch Đạt Lang tự hỏi không biết Oa Tử đi đường nào tới. Thư đến tay
nàng chắc cũng phải nửa ngày. Ban đêm nàng phải nghỉ, chắc buổi sáng mới khởi hành. Với sức đi bộ của Oa Tử thì đến được chỗ hẹn ở cầu Kara buổi chiều cũng là sớm. Cho nên hắn cứ thong thả dẫn bò đi, vừa đi vừa ngắm
cảnh.
Qua một cây đền có nhiều cây anh đào cổ thụ, hoa mới nở còn động sương
mai, Thạch Đạt Lang thích thú thưởng ngoạn từng thế cành, từng bông hoa
hàm tiếu. Những cây anh đào này chắc đã được trồng từ lâu lắm nên gốc
mới vặn vẹo nghiêng ngả vì mưa gió. Có cây cong trĩu xuống như người lễ
Phật, có cây giơ cành ra tựa như chào đón khách thập phương. Mỗi cây một vẻ, cây nào cũng đẹp.
Nhưng điều Thạch Đạt Lang ưa thích nhất là sức sống mãnh liệt của chúng. Cành non vươn lên, thẳng và mạnh như những nét phát của một họa sĩ tài
hoa, lấy sinh lực luân lưu trong lòng thớ gỗ cổ thụ để nuôi dưỡng hoa
mới, truyền lại đời sau một mầm sống tốt đẹp.
Cạnh đền, trên một cái gò thấp, dựng một bia đá. Thạch Đạt Lang tò mò
đến gần xem, thấy có chữ li ti khắc trên bia. Thì ra là một bài ngụ ngôn hắn đã biết và thuộc lòng từ nhỏ. Bài ngụ ngôn kể chuyện một vị tăng
già đang đứng chiêm ngưỡng bóng đức Phật Quan Âm ánh trên mặt hồ trong
cung, bỗng thấy một phi tần hái hoa đi ngang đấy.
Phi tần đẹp tuyệt vời khiến vị tăng già không sao kềm chế được lửa dục.
Bao nhiêu đạo đức thu thập được sau gần một kiếp tu hành bỗng nhiên mất
hết. Vị tăng trở về căn nhà cỏ, đốt hương trước Phật đài cầu nguyện.
Nhưng trông đâu cũng chỉ thấy mặt mỹ nhân.
Trông song cửa tưởng lược cài, trông mây tưởng tóc ...chỗ nào cũng có
bóng dáng người đẹp. Mấy ngày đêm như thế, tâm hồn hoang mang, dao động, vị tăng già buồn bã, hổ thẹn. Ông không mong gì thấy niết bàn nữa nên
nhất quyết đi tìm nàng cung phi để thổ lộ nỗi lòng, dù có chết cũng được bình yên mà chết ... Đến trước hoàng cung, ông cắm gậy xuống đất đứng
chờ ... suốt ngày ... suốt đêm ... Suốt ngày ... suốt đêm ...
Thạch Đạt Lang vừa dắt bò vừa lẩm nhẩm đọc bài ngụ ngôn như người đọc kệ, nhưng không sao nhớ lại được đoạn cuối ra thế nào.
- Đại hiệp ! Đại hiệp dắt bò ! Dừng lại đã !
Một tráng niên dáng nông phu chạy theo. Thạch Đạt Lang dừng lại. Gã nông phu để tay lên đầu con vật và xoa mũi nó. Dường như nhận ra người quen, con bò vẫy tai kêu “bò ...ò ...” ra vẻ bằng lòng lắm.
- Đại hiệp ở trên chùa Hồ Phong xuống ?
- Phải ! Sao bác biết ?
- Tôi cho sư thầy trên chùa thuê con bò này để chở đậu. Sao đại hiệp lại dẫn nó đi đâu ?
- Ồ ! Thế ra bác là chủ bò đấy ? Trên chùa nhờ tôi dẫn nó về trả bác.
Nhưng tôi muốn thuê nó ít lâu nữa để đi Edo, bác thuận không ?
- Tôi không phải chủ mà chỉ là người làm ở trại. Đại hiệp muốn thuê cứ dắt đến trại. Cũng gần đây thôi, tiện đường lắm.
Quả nhiên trại ở ngay ngã ba sông, rất tiện cho khách thương hồ đi lại.
Chỉ còn vài dặm là đến trấn Ô Tu, chỗ này có thể