
c quyết đoán, lý trí. Thân phận sát thủ kiếp trước sẽ giúp nàng có khả năng phán đoán chuẩn xác và một bộ óc bình tĩnh, thậm chí còn rất giỏi ngụy trang bản thân. Mà kiếp này, nàng lại là một mỹ nhân (đó là trò đùa ác của Trang Trang, thích mỹ nhân, mỹ nam, mọi người có thể bỏ qua), vậy thì nàng sẽ có tình yêu như thế nào? Như trong tác phẩm, tâm tư của nam nhân nàng nhìn thấu như một trò chơi, người muốn theo đuổi nàng chẳng dễ dàng gì. Tôi cũng rất tò mò, rất muốn biết nam nhân như thế nào sẽ theo đuổi được nàng. Nàng làm thế nào để khắc phục trở ngại tâm lý của mình, thích một nam nhân?
Trong chương 18 của tác phẩm, "Phụng chỉ nghị hòa" có một chi tiết nhỏ, Nguyệt Phách dùng tay nâng cằm nàng lên, Vĩnh Dạ thấy ngạc nhiên, nam nhân nâng cằm nàng? Kiếp trước chỉ có nàng quen nâng cằm người khác. Vậy thì sau này nam chính phải làm thế nào mới khiến nàng bối rối?
Có độc giả cảm thấy vì sao tự nhiên Vĩnh Dạ lại biến thành nữ? Đó không phải là một sự thay đổi đột ngột, nó đã bắt đầu ngay từ chương đầu tiên. Trong chương này, Cửu Cửu gầm lên với Lý Lâm rằng: "Hồng nhan họa thủy!"
Ở chương thứ hai có một đoạn: "Tinh Hồn lặng lẽ nằm trong bóng tối, cuối cùng cũng có thể thoải mái ngủ một giấc.
Suốt một năm sống trong cốc, nó gần như không được ngủ một giấc yên ổn. Sự tò mò về thân thể và về thế giới này cùng với lời nhắc nhở của Ảnh Tử rằng không bao giờ được lơi lỏng cảnh giác."
Đó là câu hai tầng nghĩa, cũng chỉ ở sau này, khi thân phận nữ của Vĩnh Dạ ngày càng bộc lộ, đọc lại chúng ta mới hiểu. Sự tò mò đối với thân thể, không được ngủ một giấc yên ổn, đó đều là nguyên nhân khiến Vĩnh Dạ sau khi biến thành nữ không dám bộc lộ giới tính của mình.
Sáu năm, Ảnh Tử ở trong cốc với Tinh Hồn một năm, Tinh Hồn có thể đảm bảo rằng trong suốt một năm này, Ảnh Tử không hề biết bí mật dưới gan bàn chân mình, không tắm một lần nào ư? Người trong cốc biết hàng ngàn được trẻ này, số sống sót được không nhiều, thế nên cũng chẳng buồn xây nhà tắm. Nhưng năm năm trước thì sao? Tinh Hồn sống ở nơi nào, không ai từng nhìn qua thân thể này sao? Tinh Hồn không tin.
Câu này chính là cách giải thích vì sao Du Li Cốc không biết Vĩnh Dạ là nữ.
Ảnh Tử đưa nàng vào sơn cốc là vì biết kế hoạch của Du Li Cốc, nhân tiện đưa Vĩnh Dạ về bên vợ chồng Đoan Vương, Ảnh Tử luôn bảo vệ nàng. Sau đó có giải thích câu nói ban đầu Ảnh Tử với nàng. Hơn năm tuổi Vĩnh Dạ đã vào sơn cốc, sau đó ở gần một năm, trong một năm này nàng không hề tắm, tất cả đều trôi qua rất thận trọng. Một đứa trẻ bẩn thỉu, thêm vào đó là sự bảo vệ đặc biệt của Ảnh Tử, nàng đã thành công che giấu thân phận mình.
Thế nên trong gian thạch thất tối tăm tôi đã viết: "Tố chất sát thủ từ kiếp trước mà bình thản sống trong bóng tối. Tinh Hồn cứ đi theo đường thẳng, từ đầu này sang đầu kia, không ngừng suy nghĩ về tương lai, không ngừng tự nhủ với bản thân, mình không còn là Lý Lâm nữa."
Thanh y sư phụ đã nhận ra, và biết nhiệm vụ lần này là đánh tráo Thế tử Vĩnh Dạ là nữ, bởi vậy ông không muốn.
Khi rời sơn cốc, khi cáo biệt Thanh y sư phụ.
"Thanh y nhân đưa ánh mắt phức tạp nhìn đôi mắt trong sáng của Tinh Hồn, giơ tay ra cài lại cổ áo cho nó: - Chỉ những kẻ không đàng hoàng mới để hở cổ áo vào mùa đông, ngực áo vào mùa hè, mới bé tí đừng có học theo thói hư bên ngoài."
Đó là câu nói nhắc nhở Tinh Hồn chú ý thân phận của mình, đồng thời nhắc nhở, nếu bị phát hiện thì hãy trốn đi. Đất trời rộng lớn, không phải chỉ có mỗi An quốc. Với võ công của Vĩnh Dạ thì đủ để nàng bảo vệ bản thân.
Sau khi tới Đoan Vương phủ, khi Vĩnh Dạ nghe nói Lãm Thúy sắp gả cho Lý Ngôn Niên, nàng rất buồn. Tôi đã viết: "Vĩnh Dạ sực tỉnh, sao giờ nó lại dễ mềm lòng thế nhỉ, đến một thị nữ mà cũng muốn bảo vệ? Sự thay đổi mà bản thân không ngờ tới này nhất thời khiến nó thấy buồn bã."
Sự mềm lòng này là tâm lý bẩm sinh của nữ nhân. Vĩnh Dạ vẫn đang trong quá trình thích nghi.
"- Ôi thêm vài năm nữa thiếu gia thành người lớn rồi, không biết nữ nhân như thế nào mới xứng với người nhỉ! - Nhân Nhi nhanh nhạy để ý thấy sắc mặt Vĩnh Dạ trở nên khó coi bèn vội vàng lảng sang chuyện khác."
Còn biểu hiện của Vĩnh Dạ là: Đứng bật dậy, rảo bước ra ngoài.
Ra tới ngoài sân, Vĩnh Dạ nhìn hoa mai mà ngâm hai câu thơ: "Xương cốt đã tan lâu. Tâm còn chi muốn nói". Đây là câu thơ trong bài "Liên vũ độc ẩm" của Đào Uyên Minh, ý của nó là, chỉ cần tinh thần vẫn còn thì dung mạo thể chất thay đổi thì cũng có sao đâu?
Sau đó, nàng cố gắng nghĩ tới những chuyện vui vẻ: "Thuyền tới đầu cầu tự nhiên thẳng, nay Vương phủ này chứa đựng vô số bí mật, coi như là mình tìm kiếm báu vật sẽ thấy vui hơn. Huống hồ làm Thế tử quyền thế nhất của An quốc, làm công tử phong lưu nhất đất Kinh đô chắc chắn cũng có rất nhiều lạc thú."
Thế nên, sở dĩ để nàng có ký ức sát thủ ở kiếp trước chính là vì muốn tâm trí nàng cứng rắn hơn người bình thường, dễ thích nghi với thế giới này hơn.
Nếu không, tôi đã chẳng cần viết đoạn dẫn.
Sau đó là tình tiết nhận cha mẹ vô cùng rõ ràng. Đánh chết nàng cũng không chịu cởi quần ra để chịu đòn.