
amati, tôi
đã sắp xếp để hai người đó bỏ trốn đến Khotan.
-
Cậu…
Đầu
óc tôi bấn loạn, tôi sững sờ nhìn Pusyseda.
Cậu
ta cười đắc chí:
-
Khi tôi thông báo Aksayamati đã bỏ trốn, nhà vua rất lo sợ. Bây giờ, ngài
chỉ còn cách là nhanh chóng nhận một cô con gái nuôi, sắc phong làm công chúa
là đặt tên là Akieyemoti.
-
Nhà vua không sợ Lữ Quang trách tội sao?
-
Không đưa được công chúa ra trình diện, nhà vua sẽ mắc tội nặng hơn. Tình thế
trước mắt nguy hiểm như dao kề cổ, làm gì có thiếu nữ Khâu Từ nào dám làm cô
dâu? Lại còn phải lấy một nhà sư. Với người dân Khâu Từ vốn sùng đạo Phật, việc
làm đó sẽ bị trời trừng phạt. Vậy nên, nhà vua vô cùng bối rối, không biết phải
trả lời Lữ Quang ra sao. Tôi đã nói với ngài rằng có một cô gái người Hán bằng
lòng lấy anh trai tôi, và tất nhiên, ngài rất mừng.
Cậu
ta ngừng lại giây lát, ngó sang tôi, dò ý:
-
Tuy sẽ rất thiệt thòi, nhưng chị bằng lòng chứ, Ngải Tình?
-
Tôi…
Tim
đập dữ dội, tôi nghĩ Pusyseda cũng có thể nghe thấy nhịp đập trái tim mình. Mặt
nóng ran, tôi cúi đầu khẽ đáp:
-
Tôi bằng lòng.
-
Tôi biết mà…
Cậu
ta nhìn tôi chăm chú, khẽ thở dài, quay mặt qua hướng khác:
-
Dù phải chịu thiệt thòi đến đâu, chị cũng sẽ đồng ý…
Không
muốn thấy nét buồn ẩn hiện trong mắt cậu ta, tôi bèn chuyển đề tài:
-
Nhưng Lữ Quang từng nhìn thấy tôi, lỡ ông ta nhận ra và khống chế tôi để đối
phó với Rajiva thì sao?
-
Chị sẽ trùm khăn che mặt suốt buổi lễ, chỉ chú rể mới được phép vén khăn trùm
đầu của cô dâu. Nếu hắn ta cứ nhất quyết đòi kiểm tra, tôi sẽ có cách ứng phó.
Sau hôn lễ thì…
Cậu
ta thở dài:
-
Tôi vẫn chưa nghĩ đến, bởi vì tôi không biết Lữ Quang &nbsP;sẽ làm gì tiếp
theo. Tuy nhiên, mục đích của Lữ Quang khi ép anh trai tôi thành thân là để
công bố với thiên hạ, anh ấy đã phá giới, đã hoàn tục, nhằm hủy hoại thân phận
pháp sư của anh ấy. Hắn chẳng quan tâm anh ấy cưới ai đâu. Khi không còn cần
Phải lợi dụng sức mạnh hiệu triệu của anh ấy nữa, hắn sẽ không động đến chị.
Đúng
vậy, cậu ta nói đúng. Mục đích của Lữ Quang là khiến cho Rajiva mất đi thần
quyền, ông ta nghĩ rằng làm vậy có thể buộc Rajiva hoàn tục. Nhưng ông ta
chẳng thể ngờ Rajiva có thể vì lý tưởng mà chịu nhẫn nhục mười bảy năm, để rồi
sau đó được vua Diêu Hưng rất mực nể trọng.
-
Ngải Tình, đừng lo lắng, tôi sẽ xả thân bảo vệ chị.
Pusyseda
nắm lấy tay tôi đặt vào lòng bàn tay của cậu. Hơi ấm từ bàn tay cậu lan tỏa và
sưởi ấm cõi lòng rối bời của tôi, vẻ dịu dàng và nhiệt thành trong đáy mắt thẩm
thấu và đánh động những cảm xúc thẳm sâu trong tim tôi. Tôi vẫn luôn cảm thấy
mắc nợ cậu ấy. Sống mũi tôi cay cay khi nghĩ đến những việc mà cậu ấy đã làm
cho mình.
-
Thôi thôi, chị biết là tôi không thể cầm lòng được khi thấy chị khóc mà. Ngải
Tình, tôi luôn cầu mong chị được hạnh phúc. Có lẽ đó là điều duy nhất tôi làm
được cho chị. Ngó thấy đồ ăn trên bàn vẫn còn nguyên, cậu ta mỉm cười:
-
Thế nào, bây giờ thì có hứng ăn cơm rồi chứ?
Tôi
gạt nước mắt, bật cười, cầm bánh và ăn.
Sách
“Tấn thư” chỉ ghi lại vẻn vẹn sáu chữ “vợ là công chúa Khâu Từ”, mà không hề
chép tên của cô công chúa đó. Trong “Truyện kể về Kumarajiva”, Tuệ
Giảo có nhắc đến công chúa Akieyemoti, người từng mời Rajiva thuyết giảng giáo lý Đại Thừa và lấy làm “vui mừng tột độ”. Bởi vậy, người đời
sau mới ghép hai đoạn ghi chép đó lại và cho rằng, người vợ của Rajiva chính là
cô công chúa Khâu Từ Akieyemoti mà Tuệ Giảo nhắc đến.
Khi
biết con gái út của Bạch Chấn tên là Aksayamati, tôi cho rằng đó chính là người
vợ mà Rajiva đã lấy. Sự khác biệt nho nhỏ về cách phát âm tên gọi, tôi cho là
chuyện hết sức bình thường, vì dù sao nó là tên gọi được dịch sang tiếng Hán,
nếu có sai lệch đôi chút cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, thực tế là Lữ Quang đã
chọn Aksayamati làm đối tượng phá giới của Rajiva. Nhưng đến lúc này tôi mới
biết, tên gọi Akieyemoti là do Pusyseda bịa ra trong lúc cấp bách.
Lịch
sử không hề thay đổi, bánh xe vĩ đại vẫn tiếp tục lăn, bất chấp mọi vật cản. Và
tôi, con người hiện đại của thế kỷ XXI đã hòa mình vào dòng chảy đó bằng một
tên gọi nhỏ nhoi. Nhưng nếu lịch sử chứng minh tôi là có thật, tôi sẽ bước tiếp
con đường của mình, sẽ tiếp tục ở bên, cổ vũ, ủng hộ chàng.
Nhớ
tới chàng, tôi bất giác ngừng lại, ngẫm ngợi:
-
Rajiva có biết không?
-
Chưa biết. Tôi không gặp được anh ấy. Lữ Quang giam anh ấy lại, cho thân tín
của hắn cai quản, tôi không mua chuộc nổi bọn chúng.
Cậu
ta thở dài lo lắng:
-
Xem ra Lữ Quang sợ anh ấy sẽ tự vẫn trước ngày cử hành hôn lễ, nên cho quân của
hắn canh chừng rất nghiêm ngặt.
Tôi
lắc đầu:
-
Chàng sẽ không làm vậy, vì chàng đã hứa với tôi sẽ sống thật mạnh mẽ, và không
bao giờ nói đến chữ “chết”.
Cậu
ta nhìn tôi, mỉm cười:
-
Chị nói vậy thì tôi yên tâm rồi.
Cậu
ta lặng lẽ quan sát tôi ăn cơm, cất giọng mơ hồ:
-
Ngải Tình, chị có cho rằng, đây là chuyện đáng mừng với hai người không?
Tôi
ngẩng đầu lên, bắt gặp đôi đồng tử màu xám nhạt nhìn mình sắc lẹm.
-
Chị có từng nghĩ về điều này, rằng a