Thạch Kiếm

Thạch Kiếm

Tác giả: Tự Tỉnh

Thể loại: Truyện kiếm hiệp

Lượt xem: 328851

Bình chọn: 9.5.00/10/885 lượt.

ớp xẹt, lưỡi gươm chém bay đầu một tên cầm giáo.

Cả bọn thất kinh, không thể tưởng tượng Thạch Đạt Lang lại có thể xuất

thủ nhanh như thế. Nhưng độc đạo chật hẹp, vực sâu hiểm trở, Thạch Đạt

Lang khó thi triển kiếm pháp mà địch thủ của hắn cũng khó lợi dụng số

đông áp đảo hắn được.

Như cá lội ngược dòng nước, Thạch Đạt Lang tiến một cách khó khăn. Đường kiếm hắn bây giờ thu nhiều hơn công. Phóng xong một chiêu, trúng hay

không hắn cũng lui về thế thủ. Có những đồ tử Hoa Sơn hoặc sơ hở hoặc

vụng về để mất thăng bằng, có thể là mồi ngon của Thạch Đạt Lang mà hắn

cũng không giết. Phần lớn địch thủ của Thạch Đạt Lang sử dụng trường

thương, ước lượng tầm chính xác của mũi gươm thì dễ chứ mũi thương thì

khó. Hắn không dám khinh địch.

Thạch Đạt Lang lùi dần, không biết vì chủ ý hay vì mệt mỏi. Hơi thở hắn

nhanh, sắc mặt hơi tái. Những đường gươm của hắn cũng không còn uy mãnh

như trước.

Đồ chúng Hoa Sơn gia tăng áp lực. Càng lúc số người bao vây Thạch Đạt

Lang càng đông, nhưng không ai dám đến gần. Họ mong hắn vấp rễ cây hay

tảng đá ngã ra là xông lại.

Dưới chân đồi có tiếng ngựa hí, lừa kêu he he. Dân chúng đã bắt đầu một

ngày sinh hoạt mới, thồ vật dụng và nông phẩm từ các làng lân cận đến Cổ Thành đổi bán.

Họ tụ tập đằng xa, thấy đánh nhau, nghểnh mặt nhìn lên vừa kinh hãi vừa tò mò bàn tán.

Chỉ trong mấy khắc giao tranh, hình dáng bề ngoài của Thạch Đạt Lang đã

biến đổi. Khăn buộc đầu và tóc hắn bê bết máu, mồ hôi. Quần áo loang lổ

bùn đất, máu từng mảng khô đen đóng cứng. Lông mày dựng ngược, mắt đỏ

như than hồng, trông chẳng khác gì một con quỷ dữ vừa từ địa ngục trồi

lên. Hắn thở hổn hển, thân áo phía trước rách toang để lộ bộ ngực trần

phập phồng như thổi bễ.

Trong cơn nguy cấp, Thạch Đạt Lang rút đoản kiếm. Đoản kiếm trong tay

trái ngang tầm mắt, trường kiếm trong tay phải chênh chếch dưới bụng.

Hắn dùng đoản kiếm phóng ra những hư chiêu để đối phương bối rối rồi

dùng trường kiếm đâm tới hoặc phạt ngang. Kết quả không mấy khi không

đạt được:

địch thủ thường bị tiện đứt đùi hay bị đâm thủng bụng. Kỹ thuật phối hợp song kiếm này Thạch Đạt Lang về sau có hoàn chỉnh và chú thích rất cặn

kẽ trong cuốn Ngũ Đại Kỳ Thư, “cách dùng song kiếm chống số đông khi bị

bao vây”, nhưng bây giờ hắn chỉ áp dụng nó vì bản năng tự vệ.

Theo những tiêu chuẩn về kiếm thuật, Thạch Đạt Lang không phải là tay

sành kiếm học. Trường phái, truyền thống, hay lý thuyết gì gì ...hắn

cũng mặc kệ. Trong cuộc giao tranh mà sinh mệnh như ngàn cân treo sợi

tóc này, hắn phải chiến đấu một cách thực tiễn. Thắng đã, rồi lý thuyết

sau !

Từ dưới chân đồi vẳng lên nhiều tiếng la ó, những câu khích lệ và những lời giục hắn chạy trốn.

- Chạy đi ! Chạy đi ! Chạy không trễ mất ! Trễ là toi mạng.

- Tên kia ! Chiến đấu đơn độc như thế có lợi ích gì ? Chết vô ích !

Những lời ấy theo gió thoảng đưa lên, nhưng Thạch Đạt Lang dường như

không nghe thấy. Núi có đổ, trời có sập cũng thế thôi, hắn chẳng quan

tâm. Điều hắn quan tâm là một bãi lau hắn vừa thấy ở cách chỗ hắn đứng

chừng hơn trượng.

Bãi lau cao hơn đầu người nhiều, trải dài đến tận khe núi bên một khu

rừng già, có thể dùng làm đường rút an toàn được. Thạch Đạt Lang múa tít song kiếm. Đồ chúng Hoa Sơn e dè, nới giãn vòng vây. Hắn nhảy lui, tiến tới, giương đông kích tây, cốt làm cho địch nghi ngờ không rõ chủ ý của hắn. Đến gần bãi lau, đột nhiên Thạch Đạt Lang nhảy xuống triền núi

nhanh như một con lợn rừng tháo chạy.

Ba bốn đệ tử Hoa Sơn đuổi theo, phóng thương vùn vụt. Thạch Đạt Lang vẫn chạy như bay, chẳng mấy chốc đã lẩn vào bãi lau mất dạng.

Đồ chúng Hoa Sơn đứng trên sơn đạo hô hoán chửi rủa rầm trời.

- Nó còn ở đó ! Anh em, bao vây nó !

- Không ! Nó chạy rồi ! Kia kìa !

Mọi người chỉ trỏ một bóng đen xa xa đang rảo bước bên hàng cây. Không

ai biết chắc có phải đấy là Thạch Đạt Lang không và cũng không ai dám

nhảy xuống khu rừng lau lục soát để tìm hắn cả.

Trời đã sáng rõ. Một buổi sáng đẹp trời cũng như những buổi sáng khác. Từ hơn trăm năm nay, khu rừng Sinh

Minh vẫn là nơi ẩn náu của giáo phái Hồ Phong. Tuy mang danh giáo phái

nhưng các tăng sĩ trụ trì, ngoài Phật sự ra, còn có nhiều hoạt động thế

tục. Vào hậu bán thế kỷ thứ mười sáu, phái này đã huy động một số lớn

tăng sĩ và dân quê xuống núi làm áp lực với hoàng gia đòi quyền lợi về

chính trị.

Trấn thủ đương nhiệm Kyoto thời bấy giờ, tướng Ô Đà Thạch Trung Giả,

nhận lệnh hoàng cung, đã phản ứng mạnh mẽ và trong một đêm kinh hoàng,

ba ngàn đền miếu của giáo phái Hồ Phong bị thiêu rụi gần hết.

Biến cố xảy ra đã bốn thập niên. Ngày nay những ngôi đền của phái Hồ

Phong chưa hoàn toàn đổ nát đã được sửa chữa, nhưng kỷ niệm đêm ấy vẫn

còn ghi một ấn tượng kinh hoàng trong trí những nhà sư sống sót. Tăng sĩ Hồ Phong bây giờ không còn hoạt động chính trị nữa, tuy nhiên họ vẫn

mang nặng mặc cảm bị đàn áp và tự nhiên sinh lòng thương xót những kẻ cô thế.

Trong khu rừng Sinh Minh, trên một ngọn đồi về phía nam có căn chòi gỗ

mệnh danh là Khổ Độ Am, nơi tăng nhân Hồ Phong dành cho


XtGem Forum catalog