Old school Swatch Watches
Thạch Kiếm

Thạch Kiếm

Tác giả: Tự Tỉnh

Thể loại: Truyện kiếm hiệp

Lượt xem: 329181

Bình chọn: 9.00/10/918 lượt.

ba người đã ngồi trên ba chiếc cáng do sáu tên phu lực lưỡng khiêng, trực chỉ xóm Rokyjo. Đây là lần đầu tiên trong đời, Thạch Đạt

Lang ngồi cáng.

Đến trường đua ngựa thì trời tối hẳn. Phu cáng dừng lại thắp đèn. Ba

chiếc đèn lồng treo trên đầu cáng đong đưa theo nhịp bước, và gió mạnh

khiến ngọn lửa mấy lần chực tắt.

Hơi thở của phu cáng đã bắt đầu tỏa ra trắng đục như khói.

- Chà, lạnh dữ !

- Tháng ba gì mà lạ quá ! Chẳng ai bảo là mùa xuân phải không bác ?

Thạch Đạt Lang hé rèm nhìn ra ngoài. Xa xa, ánh đèn xóm yên hoa lập lòe

ẩn hiện giữa những lùm cây, hắt lên cao thành một vòng sáng mờ mờ dưới

bầu trời vần vũ.

Cổ Huy Đạo gọi:

- Thạch tráng sĩ, chúng ta đến chỗ có ánh sáng đó.

Rồi bảo phu cáng đi chậm lại, song song với cáng của Thạch Đạt Lang, ông giải thích:

- Ba năm trước, xóm này ở phố Hoà Ninh gần hoàng cung, nhưng vì ban đêm

quá ồn, làm mất trật tự, phiền nhiễu đến hoàng gia nên phải dời ra đây.

Xóm này là nơi ăn chơi bậc nhất đô thành, ca nhân kỹ nữ toàn hạng chọn

lọc, những kiểu áo thời trang và những bài ca thời thượng phần lớn đều

bắt nguồn từ đó cả. Có thể nói đấy là cái nôi của một trào lưu văn hóa

mới.

Nói xong, cười ha hả làm Thạch Đạt Lang cũng háo hức và mỉm cười vì lời so sánh.

Gần đến nơi đã nghe tiếng sênh phách đàn ca lẫn tiếng cười nói râm ran theo gió vọng tới.

- Thạch tráng sĩ ! Có nghe tiếng đàn không ? Shamisen đó ! Đấy là loại

nhạc khí mới được canh tân, rập theo kiểu tam huyền mộc cầm ở đảo

Ryukyu. Nhiều bản nhạc sáng tác đặc biệt cho loại đàn này rất được ưa

chuộng, lão phu đi những trấn xa, hẻo lánh đôi khi cũng nghe thấy, đủ

biết nó phổ cập chừng nào và ảnh hưởng của cái xóm yên hoa này quả là

mạnh !

Ba chiếc cáng dừng lại bên một con đường lớn, khách qua lại tấp nập. Đèn đủ màu, đủ kiểu la liệt treo trên những cành liễu, phản chiếu qua rèm

lá xanh non, tỏ a ra một thứ ánh sáng lung linh kỳ ảo trên khắp mọi chỗ, nhà cửa đường phố, trên cả y phục và diện mạo của mọi người. Tuy tên

gọi là Rokyjo nhưng khu này, từ khi được dời đến đây vẫn còn mang danh

cũ là Yanagimachi nghĩa là Xóm Liễu. Chả là vì từ ngàn xưa, liễu vẫn

được liên kết với những nơi ăn chơi xa hoa và hành lạc !

Ba người bước qua một cái cổng gỗ to, hai bên treo hai cái đèn lồng thật lớn viết ba chữ Lạc Thiên Quán. Cổ Huy Đạo với Hải Chính Hành cùng là

khách quen, chủ nhân chạy ra, các kiều nữ bao quanh chào đón nói cười

hân hoan không sao tả xiết. Ở đây, mỗi người đều có một biệt danh, do

các nàng đặt ra căn cứ trên những nét riêng hoặc những điểm đặc biệt nơi họ cư trú. Như Cổ Huy Đạo, các nàng gọi là Kim Phong tiên sinh vì ở ngõ Kim Phong; còn Hải Chính Hành có tên là Bạch Phát thi sĩ, nhà thơ tóc

bạc. Nếu Thạch Đạt Lang là khách quen, chắc chẳng bao lâu thế nào cũng

có tên mới.

Lạc Thiên Quán cùng với Phong Nguyệt Lâu là hai nơi giải trí sang trọng

nhất xóm Liễu. Chủ nhân quán Lạc Thiên là tay doanh thương giàu có và

thế lực. Ngoài quán này ra, ông còn nhiều cơ sở làm ăn khác nên rất được vì nể, nhưng ở nơi ăn chơi này, người ta thường chỉ biết ông qua biệt

danh Lạc Thiên mà thôi.

Xóm Liễu có hai ả ca kỹ tài sắc vẹn toàn, một tên Yến Nương tiếp khách

tại Lạc Thiên Quán, còn người kia tên Bạch Hải Đường, làm ở lầu Phong

Nguyệt. Danh tiếng hai ả này vang dội vùng cố đô, các bậc phong lưu và

khách làng chơi không ai không biết. Thạch Đạt Lang lần đầu tiên đến một nơi ăn chơi phù phiếm nên không khỏi bỡ ngỡ. Hắn cố giữ bình thản,

nhưng đôi khi không giấu nổi ngạc nhiên trước những sự bài trí cực kỳ xa hoa và tráng lệ tại nơi này. Trần nhà và những rui kèo chạm trổ tinh

vi, hàng lan can uốn cong cánh phượng, đồ cổ ngoạn trong tủ kính, họa

phẩm quý giá treo trên vách, nhất nhất cái gì cũng đẹp mắt và cầu kỳ,

Thạch Đạt Lang tưởng trong vương phủ cũng chỉ đến thế !

Cuối phòng chính, bên ngoài chiếu ngồi lại có một khu vườn nhỏ bài trí

theo kiểu của nhà họa cảnh vườn danh tiếng Kobori Eushu để quan khách

thưởng ngoạn. Khu vườn trải toàn sỏi vụn bao quanh một phiến đá đen có

những chỗ đã mòn nhẵn, có chỗ điểm những vết trắng lấm tấm. Sỏi được cào thành luống mỗi ngày, những vết cào làm người xem có cảm tưởng đứng

trước một cảnh biển, sóng đập vào thành đá tung bọt trắng như trong bức

tranh sơn thủy của một danh họa đời Tống.

Cổ Huy Đạo kêu lạnh, ngồi co ro trong góc. Bạch Phát lão gia xếp gối

cạnh chiếc bàn thấp, ngồi xuống và kéo Thạch Đạt Lang ngồi cạnh. Nữ tỳ

mang rượu hâm nóng vừa đúng độ đến, ca kỹ theo vào, đàn phách rộn ràng

ngay từ cửa.

Thạch Đạt Lang mãi ngắm những đồ cổ ngoạn quên cả uống rượu, Hải Chính Hành phải nhắc:

- Kìa, tráng sĩ uống rượu đi chứ ! Để nguội mất ngon !

Chén đầy, chén cạn, hai ông già mạn đàm đủ thứ chuyện, Thạch Đạt Lang

chỉ ngồi yên nghe hát hoặc nhìn ngắm vu vơ. Thấy người bạn trẻ có vẻ đăm chiêu, Hải Chính Hành nhắc khéo:

- Tráng sĩ uống ít rượu lắm nhỉ ! Đến đây phải vui lên chứ, giữ lễ quá mất thú !

- Đa tạ tiên sinh, vãn bối không uống được nhiều !

- Tráng sĩ hình như chẳng phải là đại kiếm khách !

- Hẳn thế rồi !