XtGem Forum catalog
Thạch Kiếm

Thạch Kiếm

Tác giả: Tự Tỉnh

Thể loại: Truyện kiếm hiệp

Lượt xem: 329455

Bình chọn: 9.5.00/10/945 lượt.

g ngắm bà lão bưng trà và xếp bánh ra đãi khách. Ở giữa chốn hoang vu, những

chiếc bánh mướt xanh như ngọc thạch trên tấm lá màu nõn chuối đã được

cắt vuông vắn để trong cái khay sơn then, trông sao mà ngon mắt thế !

Hắn tưởng mình đang ngồi trong trà thất của một đại gia mà chủ nhân, tuy ưa thích cảnh thiên nhiên nhưng vẫn còn lưu luyến với những nghi lễ của trà đạo. Hắn đâm ngại.

Nhìn Cổ Huy Đạo và bà thân mẫu uống trà, đĩnh đạt, thư thả, hắn lúng túng:

- Vãn bối sinh trưởng nơi cô lâu, không rõ lề lối uống trà ở kinh đô, chẳng biết phải làm thế nào ?

Bà cụ cười mà nói:

- Già này thật mến cái tính ngay thẳng của tráng sĩ ! Thì có gì quan trọng đâu !

Nghệ thuật uống trà chẳng bí mật hay phiền toái gì. Tráng sĩ sinh trưởng ở nhà quê thì cứ uống như người nhà quê ...

- Lão bá nói như vậy, ra uống trà dễ lắm sao ?

- Dĩ nhiên ! Chân lịch sự phát xuất tự trong lòng. Nếu ta quá chú trọng

đến cái vỏ bề ngoài thì mất thú đi. Muốn tận hưởng hương vị của trà, cứ

để cho lòng ta thoải mái tự nhiên. Cũng như khi sử kiếm, tráng sĩ đâu có giữ cho thân mình quá gò bó. Làm thế, sự hòa hợp giữa kiếm và người

không còn nữa, phải vậy không tráng sĩ ?

- Dạ thưa phải.

Bà già lại cười, tiếng trong như thủy tinh:

- Ấy đấy ! Già này lại lộng ngôn rồi. Tráng sĩ tha lỗi, đáng lẽ ta chẳng nên bàn về cách sử kiếm là một môn ta chẳng biết gì cả ...

- Nhưng Thạch Đạt Lang đã cúi đầu, hai tay nâng bát trà lên:

- Vãn bối xin thất lễ.

Vị trà đắng ngắt. Dù có lịch sự đến đâu, hắn cũng không thể cho là ngon được.

Không hiểu tại sao bao nhiêu người đua nhau ca tụng cái hương vị mà họ

gọi là thanh lương ấy. Chắc trong cách pha trà, uống trà phải có những

điều gì khác cao quý, hắn còn ít tuổi chưa tìm ra hoặc chưa biết thưởng

thức, chứ nếu không, sao nó lại được coi như một triết lý sống và được

nâng lên hàng trà đạo ? Hắn nghĩ đến Trúc Mộ và Đại Quán, hai người

trọng cách uống trà lắm. Đại Quán tán dương đức tính thâm trầm của nó,

còn Trúc Mộ thì dành những năm tàn của mình trong việc nghiên cứu trà

đạo.

- Tráng sĩ dùng thêm chút nữa ?

- Đa tạ lão bá, xin đủ.

Thạch Đạt Lang miên man nghĩ đến vị dật sĩ dùng kiếm cắt cành mấu đơn

dạo nào và đột nhiên chú ý nhìn bát trà trước mặt, hắn ngạc nhiên và

khích động đến cùng cực. Không biết lúc đó hắn có thốt ra tiếng kêu nào

không ?

Cầm chiếc bát sành lên ngắm nghía, mắt hắn sáng rạng rỡ:

chiếc bát cân đối, màu men tươi, không tì vết, nét vẽ sắc sảo, giản dị

mà không tầm thường. Dưới trôn bát, chú ý nhìn những vết bay gọn gàng,

vững mạnh của người nghệ sĩ đã tạo ra nó, hắn như lại được nhìn thấy một lần nữa sự tinh vi, sắc bén khác thường của đường kiếm Trúc Mộ.

Thật là sản phẩm của một vị kỳ nhân, hàm chứa niềm giao cảm huyền diệu

giữa tâm linh và vật chất. Hắn không hiểu tại sao, chỉ cam thấy như vậy. Có lẽ trực giác của hắn bén nhậy hơn trực giác của những người khác

chăng ? Thạch Đạt Lang vuốt ve thành bát. Hắn muốn được tiếp xúc lâu hơn nữa với mỹ tác tuyệt kỹ này.

- Tiền bối ! Vãn bối không biết gì về cách uống trà và những đồ dùng để

uống trà, nhưng đây là một chiếc bát hết sức tinh xảo. Ai làm ra nó hẳn

phải là một nghệ sĩ siêu đẳng.

- Sao tráng sĩ lại nói thế ?

Lời Cổ Huy Đạo dịu dàng nhưng nghiêm trang. Ông nhìn chàng thanh niên, hình như trên mặt ông thoáng một chút kiêu hãnh.

- Vãn bối không giải thích được, chỉ nói ra điều mình cảm thấy.

- Tráng sĩ cảm thấy đích thực những gì ?

Đạt Lang suy nghĩ một lát rồi nói:

- Vãn bối không thể nói rõ được. Nhìn những vết bay dưới trôn bát thì

cảm thấy có một cái gì phi thường làm khích động vãn bối vô cùng.

- Hừ ...

Cổ Huy Đạo là một nghệ sĩ tài hoa, ai cũng biết. Ông lại nhã nhặn nữa

nên ai cũng mến yêu. Nhưng dưới cái lớp vỏ nhã nhặn ấy, ông vẫn tự cho

không mấy người hiểu được nghệ thuật của ông. Thạch Đạt Lang này chắc gì hơn những người khác. Ông cắn môi:

- Những vết bay ấy thế nào ?

- Mạnh và sắc. Rất sắc.

- Có thế thôi ư ?

- Không ...Còn nữa, còn có một cái gì cao cả và táo bạo như muốn vươn lên, thoát ra ngoài khuôn sáo.

- Gì nữa ?

- Người làm nó có một kinh nghiệm và hiểu biết sâu xa về mỹ thuật nên đã đem sở học và tài thiên phú ra tạo nên chiếc bát, toàn thể đẹp thanh

thoát như thế này. Trông thì giản dị mà thật ra rất cầu kỳ. Nhìn những

vết bay quét ngược, vãn bối còn thấy người này kiêu ngạo, mục hạ vô

nhân, có thể rất danh tiếng mà cũng có thể cô đơn lắm. Tiền bối mua bát

này ở đâu hay có biết ai đã tạo ra nó chăng ?

Cổ Huy Đạo cười ha hả:

- Biết ! Tên người tạo ra nó là Cổ Huy Đạo. Nhưng lão phu chỉ làm đồ gốm để tiêu khiển những khi rảnh rỗi mà thôi.

Thạch Đạt Lang nghe đồn nhà chuyên môn về kiếm học này nhiều tài năng,

nhưng không ngờ môn gì ông cũng hơn người. Hắn hơi hối đã nói thẳng ra

những điều hắn nghĩ, vì có vài ý xúc phạm. Hắn lúng túng:

- Vì tiền bối hỏi nên vãn bối thưa thực. Tiền bối tha lỗi nếu có điều gì chẳng lọt tai.

- Chà ! Chàng thanh niên này khách sáo quá ! Có gì mà không lọt tai ? Xem ra tráng sĩ cũng ưa đồ gốm lắm nhỉ ?

- Trước vẻ đẹp, ai mà k