Polly po-cket
Chuyện xứ Lang Biang – Nguyễn Nhật Ánh

Chuyện xứ Lang Biang – Nguyễn Nhật Ánh

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 329323

Bình chọn: 8.5.00/10/932 lượt.

ueo như không để ý đến vẻ kích động trên mặt đứa học trò nhỏ:

– Ta chưa bao giờ gạt các con, K’Brêt à.

– Hổng lẽ thầy làm việc cho Bastu là vì có nỗi khổ tâm riêng. – Nguyên vọt miệng, và trông nét mặt hồi hộp của nó có thể thấy rõ nó đang nóng lòng chờ một cái gật đầu biết bao.

Thầy N’Trang Long lại lắc đầu:

– Con nói sai rồi, K’Brăk. Bastu là cái quái gì mà ta phải làm việc cho hắn chớ.

Kăply bắt đầu khoác bộ mặt khùng khùng:

– Chắc thầy muốn nói là ngoài Bolobala ra, ở trường Đămri không có một con ma cà rồng nào khác?

Thầy N’Trang Long nhún vai:

– Ta không định nói như vậy. Ta tưởng là ta đang muốn nói ngược lại kia, con trai à.

Để mặc hai đứa học trò đứng trơ cạnh chiếc gương và ù ù cạc cạc giương mắt ra nhìn mình, thầy chậm rãi bước lại chỗ chiếc bàn giấy, ngồi xuống và thản nhiên nói:

– Các con đẩy chiếc tủ về chỗ cũ đi rồi ngồi xuống đây để cặp giò khỏi phản đối. Nếu ta đoán không sai thì có lẽ các con đứng cũng khá lâu rồi.

Sau khi đưa chiếc tủ vào đúng vị trí cũ, Nguyên bước đến cạnh chiếc ghế dài, sè sẹ đặt mông xuống và nơm nớp đưa mắt ngó thầy hiệu trưởng, lo lắng chờ hai chiếc nanh thò ra dưới hàng ria đen rậm. Kăply ngược lại, mở mắt trừng trừng và mím chặt môi như sẵn sàng phun ra một lời nói xẵng.

– Con đừng ngậm miệng chặt qua, K’Brêt. Thở bằng cả mũi lẫn miệng vẫn tốt hơn.

Thầy N’Trang Long làm như thuận miệng góp ý, rồi rất nhanh, thầy chuyển qua đề tài khác, lần này thì giọng thầy đã nghiêm trang trở lại:

– Tấm gương lưu trữ, như ta đã cảnh báo trước đây với các con, là thứ mà khi sử dụng phải hết sức thận trọng. Ta nhớ là ta từng nói ngay cả ta lúc nào kẹt lắm ta mới phải đụng tới nó mà. – Thầy nhìn chăm chăm vào mặt hai đứa học trò, tay vờ gõ gõ nơi trán làm như đang tìm cách đánh thức bộ nhớ già nua – Ta có nói vậy không hả các con? Hay là ta lẩm cẩm quá rồi nên nhớ lộn?

– Thầy không nhớ lộn đâu. Con nhớ là thầy có nói mà.

Kăply nhanh nhẩu vọt miệng, chiếc mặt nạ quạu quọ rơi đâu mất.

– À, như vậy là ta có nói hả? – Thầy N’Trang Long thở dài, có vẻ rất phiền não – Ra là ta có nói nhưng các con đâu có để vào tai.

Kăply hăng hái:

– Thầy còn nói là muốn khai thác nó một cách thuận lợi thì phải biết cách.

– Nếu khó khăn như vậy thì tại sao chính con cũng đánh thức được tấm gương hả thầy? – Nguyên không kềm được thắc mắc.

– Ai cũng đánh thức được tấm gương hết con à. Nhưng không phải ai cũng biết cách bắt nó nói ra sự thật. Khó khăn chính là ở chỗ đó.

– Là sao hả thầy? – Kăply ngẩn tò te – Hổng lẽ tấm gương lưu trữ cũng biết nói dối?

– Không phải là cũng biết. Mà nó nói dối như ranh. Nói dối một cách lão luyện và trôi chảy.

Thầy N’Trang Long mân mê chòm râu cằm, giọng từ tốn:

– Trong một tháng, tấm gương lưu trữ chỉ nói thật có ba ngày. Đó là ba ngày trăng tròn. Các con nhớ lại đi, bữa tấm gương thuật lại câu chuyện của vợ chồng thầy Haifai, hôm đó có phải là ngày rằm không?

– Dạ, phải. – Nguyên nhíu mày một hồi rồi khe khẽ đáp.

Đợi Nguyên xác nhận xong, thầy thủng thẳng tiếp:

– Những ngày còn lại trong tháng, không thể tìm ra chút xíu sự thật nào trong tấm gương láu cá này. – Bàn tay thầy N’Trang Long nhảy từ cằm lên trán, xoa xoa chỗ chân tóc và giọng thầy cất cao hơn một chút – Dĩ nhiên, ta có thể dùng bùa Chống nói dối dể đối phó với nó. Nhưng ta không ngại xấu hổ để thú thiệt với tụi con là không phải lúc nào ta cũng thành công. Tấm gương khốn kiếp này thừa tinh quái để pha trộn một phần bịa đặt vào hai phần sự thật để luồn lách và vô hiệu hóa sự giám sát của các loại bùa ếm. Ta từng bị nó lừa một vố thê thảm rồi đó chớ.

Kăply ngạc nhiên:

– Trình độ như thầy mà cũng bó tay trước tấm gương lôm côm này sao?

Thầy N’Trang Long giương đôi mắt to cồ cộ nhìn Kăply như thể bây giờ mới trông thấy nó:

– Con có biết chủ nhân của tấm gương này là ai không hở K’Brêt?

Kăply xịu mặt:

– Thầy cũng biết là con không biết mà.

Rồi nó liếm môi, háo hức hỏi:

– Là ai hả thầy?

– Đây là tấm gương của chủ nhân núi Lưng Chừng.

Thầy N’Trang Long buông từng tiếng, rồi mặc Nguyên và Kăply há hốc miệng ra vì kinh ngạc, thầy tỉnh bơ tiếp:

– Chủ nhân núi Lưng Chừng tặng tấm gương này cho Đại phù thủy Mackeno. Và chính Mackeno đã tặng nó lại cho ta.

– Mọi người tặng qua tặng lại tấm gương này chi vậy thầy? – Kăply cắc cớ hỏi.

Trong khi Nguyên nhăn mặt vì thắc mắc ngô nghê của bạn thì thầy N’Trang Long gật gù rất ư là khoái chí:

– Một câu hỏi rất hay, K’Brêt à.

Thầy lim dim mắt:

– Thực ra đây chỉ là một trò chơi trẻ con. Chủ nhân núi Lưng Lừng giở trò nghịch ngợm trên tấm gương chẳng qua muốn thử thách tài nghệ của bọn ta mà thôi.

Đang nói, cặp mắt nửa nhắm nửa mở của thầy N’Trang Long thình lình quắc lên khiến Nguyên và Kăply giật thót:

– Ủa, thế còn cái chuyện đi đến núi Lưng Chừng tới đâu rồi? Ta nhớ ta bảo tụi con tới đó lâu rồi mà, sao tụi con còn ngồi thù lù ở đây?

Nguyên đỏ mặt phân bua:

– Tụi con đã đi tìm ngọn núi đó suốt một ngày nhưng hổng thấy gì hết, thầy ơi.

– Có một ngày thì ăn thua gì! – Thầy N’Trang Long sầm mặt – Tụi con đi tìm nữa đi. Phải tích cực lê