
ho mày! Mày là con trai duy nhất của ba, hậu sự cho ba đã không bỏ ra một đồng, giờ còn đến đây đòi tiền nữa hả?”
Kiều Mục không lấy được một đồng còn bị Kiều Diệp mắng té tát, hai mắt đỏ lên, nén mãi mới không òa khóc. Cậu không nói một lời, quay mặt đi, thề không bao giờ tìm tới người chị cùng cha khác mẹ này nữa.
Cậu không tìm Kiều Diệp nhưng chưa đầy hai ngày sau chị ta lại tới tìm cậu, hỏi toạc luôn hai cuốn sổ tiết kiệm của Kiều Vĩ Hùng đâu. Không biết chị ta thần thông quảng đại thế nào mà biết cậu không thể lấy được tiền từ hai cuốn sổ tiết kiệm, còn bảo mình có chút ấn tượng với mật mã mà ba hay dùng, không biết chừng có thể đúng. Nếu lấy được tiền ra, chị ta cũng phải có một phần vì đây là tài sản Kiều Vĩ Hùng để lại, chị ta là con gái có quyền thừa kế, đương nhiên cũng được hưởng.
Kiều Mục giận run, mẹ cậu cần số tiền kia để cứu mạng, vậy mà người chị khác mẹ lại muốn chia tài sản. Mục Tùng cũng trầm giọng: “Cô lo tang ma cho ba cô, thu không ít tiền phúng viếng, giờ còn muốn động tới cả số tiền cứu mạng này hay sao?”’
Kiều Diệp hùng hồn: “Đúng thế, tiền của tôi, sao tôi không lấy? Tôi cũng không cần nhiều, nhưng không thể thiếu phần của tôi được. Tôi nghe nói, trong tình huống này, tiền của ba để lại sẽ chia cho mẹ cậu ta một nửa, phần còn lại chia đều cho hai đứa. Nói cách khác, tôi cứ đến ngân hàng lấy một phần tư tiền của tôi. Thế nào? Các người có muốn đi đến ngân hàng với tôi không? Tôi thì chẳng sao cả, tiền lấy sớm hay lấy muộn cũng vậy, chẳng qua giờ mấy người cần tiền thôi.”
Việc đã đến nước này, Mục Tùng chỉ còn cách đi theo Kiều Diệp đến ngân hàng. Nói chuyện với nhân viên ngân hàng xong, Kiều Diệp đưa ra mấy mật mã, một cụm trùng khớp, hai người thuận lợi lấy được bảy vạn đồng, Kiều Diệp không khách sáo lấy phần của mình.
Từ ngân hàng về, Mục Tùng cầm cọc tiền chuẩn bị đón xe về bệnh viện thì Kiều Diệp ở bên thủng thẳng: “Tôi hỏi thăm bác sĩ rồi, mọi người đều nói đến nước này thì có cứu được mạng, bà ấy cũng nằm liệt, không cẩn thận còn sống thực vật cả đời. Mấy người nhất định phải cứu à? Thà đừng chữa trị còn hơn.”
Mục Tùng nghe xong cứng đờ người, bác sĩ đã trao đổi cụ thể tình hình của Mục Lan với ông. Thương thế của bà vô cùng nghiêm trọng, cho dù có cứu được cũng nằm liệt, tệ nhất là sống thực vật. Ông nghe mà hoảng, luôn miệng khẩn cầu bác sĩ dùng mọi cách cứu chị mình, cho dù hy vọng mỏng manh.
“Có thể lời tôi không dễ nghe nhưng đều là nói thật. Nói thật, bà ấy bị thương thế này chẳng bằng đi luôn đêm đó cùng ba tôi cho xong. Cứ kéo mãi cái cảnh sống không được chết không xong, khổ cả bà ấy lẫn các người.”
Mục Tùng nghiêng đầu trừng mắt với Kiều Diệp, trong lòng ông muốn mắng cho cô ta vài câu nhưng chăng biết mắng thế nào. Tuy lời của cô ta khó nghe, sự thật cũng tàn khốc nhưng vẫn là sự thật. Kiều Diệp cũng bình thản nghênh nghênh đón ánh mắt của ông rồi trút hết mọi thứ trong lòng: “Mấy năm nay, Kiều Mục học organ electone, tiền học phí, tiền ăn ở Thượng Hải, cộng vào ít cũng phải vài chục vạn. Ba tôi kiếm được bao nhiêu đều tiêu cả cho nó mà chưa chắc đã đủ. Tôi biết nhà họ Mục cũng bỏ ra không ít tiền. Nghe ba tôi nói thời Văn Cách[1'>, lúc bị tịch biên gia sản, các người có giấu được một hộp vàng thỏi nên vẫn còn tiền. Có điều đến giờ chắcchẳng còn bao nhiêu. Chị ông giờ sống chết chưa biết, nếu cứ mang tiền đổ vào cứu chỉ sợ mất cả người lẫn của. Huống chi giờ cứu được thì sao? Không liệt cũng sống thực vật cả đời, còn hao tiền tốn của dài dài. Điều trị lâu dài ở bệnh viện tốn không ít tiền, phí điều trị trước mắt nhà máy Trường Cơ cũng không trả, ông có thể cầm cự được bao lâu nữa? Theo ý tôi thì tốt nhất là đừng chữa trị nữa, tránh mất cả người lẫn của.
[1'> Thời Cách mạng văn hóa.
Mấy người là người thân của bà ta, cảm thấy như vậy thật tàn khốc, chứ tôi thấy ngừng chữa trị mới là khôn ngoan, lý trí nhất. Cái sổ tiết kiệm năm vạn đồng của ba tôi vốn để dành cho Kiều Mục học đại học. Đừng thấy ông ấy làm phó giám đốc bao nhiêu năm như thế mà tưởng, ông ấy làm phó giám đốc nhưng chẳng có gì ngon ăn cả, sau này có chuyển sang làm Cục phó Cục Cơ khí, nhưng Cục Cơ khí cũng là cơ quan nhà nước, muốn kiếm cũng chẳng kiếm được bao nhiêu. Huống hồ còn phải nuôi một thằng học nghệ thuật, học mấy thứ nghệ thuật này là tốn tiền bậc nhất. Năm vạn này là tiền ông ấy ki cóp cho con trai cưng học đại học. Giờ mang tiền này cho Mục Lan chữa trị chẳng mấy là hết, sau này Kiều Mục còn định đi học đại học nữa không? Hay sau này ông cậu này nuôi nó? Nghe ba tôi nói vợ ông ở Thượng Hải cũng bị giảm biên chế, nhà ông cũng không khá khẩm gì. Không cứu được Mục Lan còn đỡ, cứu được rồi, một bà chị nằm liệt, một thằng cháu phải đi học dựa vào ông. Gánh nặng này ông kham nổi không?”
Những chuyện này không phải Mục Tùng không nghĩ tới, chẳng qua không dám nghĩ tiếp, giống như quanh co tự lừa mình dối người, tránh phải đối mặt với vấn đề nan giải. Lúc này, Kiều Diệp ở bên cạnh nói toạc tất cả những hậu quả không hay có thể xảy ra với ông, ông vô thức siết chặt túi tiền trong tay, tr