
ười đều có thể mỗi tuần gặp nhau một lần, cho nên cũng không có cảm giác lưu luyến không nỡ như hồi kỳ nghỉ đông vậy.
Trải qua nửa học kỳ nhập môn ở đội mô hình, Tiếu Lang coi như đã hoàn toàn thoát khỏi “thời đại máy bay giấy”.
Đội mô hình bất đồng với những tổ nhỏ thành lập do hứng thú khác, những lý luận tri thức mà nó đề cập tới vẫn tương đối trải rộng. Tuy rằng nó không yêu cầu những người muốn vọc mô hình máy bay hay tàu thuyền phải thuần thục nắm giữ những chuyên nghiệp mỹ công, máy móc, điện tử, máy tính…vân vân, cũng không cần phải lý giải một cách hoàn toàn về nội dung của khí động lực học, nhưng mà nếu như muốn tiếp tục vọc mấy thứ này, vẫn là phải có một chút hiểu biết toàn diện về mấy thứ kể trên. Ví dụ như hiểu biết về các chủng loại mô hình, cấu tạo bên trong của chúng cùng cách sử dụng, thao tác khống chế máy bay cơ bản, cùng những điều cần lưu ý vân vân…
Trong suốt học kỳ, Tiếu Lang có phần hơi bận rộn, cho nên thầy Trầm cũng không yêu cầu đối với cậu nhiều lắm, chỉ là dựa theo tính cách của cậu, chậm rãi dẫn đường, hướng dẫn cậu mày mò.
Hiện tại là thời gian nghỉ hè, thầy Trầm liền bắt đầu xiết chặt hơn một chút, thầy đưa cho Tiếu Lang một đống tạp chí cũ kiểu như《 Học sinh trung học cùng khoa học kỹ thuật 》, 《 Mô hình hàng không 》, vân vân… để cho cậu tự về đọc rồi nghiên cứu.
☆ ☆ ☆
Tuần đầu tiên, nhiệm vụ mà Tiếu Lang phải hoàn thành là lựa chọn tài liệu thích hợp, bắt chước làm một cái máy mô hình mà người ta làm mẫu trong tạp chí, coi như rèn luyện sức quan sát cùng năng lực thao tác của cậu.
Tiếu Lang lựa chọn làm một cái mô hình tàu lượn màu xanh lam, đi mua về gỗ vụn cùng keo trắng, liền bắt tay vào vẽ bản mẫu.
Vẽ bản mẫu coi như là phiền toái nhất, bởi vì trên tạp chí không có đăng kèm bản vẽ chế tác mô hình tàu lượn kia, cho nên Tiếu Lang chỉ có thể tự mình căn cứ ảnh chụp để phỏng đoán kích cỡ, sau đó dùng giấy vẽ lại hình dạng từng phần.
Khả năng vẽ của Tiếu Lang có thể nói là… rất kém, vẽ cả nửa ngày trời, cánh của tàu lượn vẫn là xiêu xiêu vẹo vẹo, sau lại không còn cách nào, chỉ có thể nhờ Tiếu Mông hỗ trợ.
Bản mẫu vẽ xong rồi, liền đem bản vẽ dán lên trên gỗ vụn, men theo các tuyến bắt đầu dùng cưa cắt ra, sau đó mới dùng keo trắng dán từng phần lại với nhau.
Bận rộn hết hai ngày, vất vả lắm mới hoàn thành.
Buổi sáng thứ sáu, Tiếu Lang dùng một túi plastic đựng kỹ tàu lượn của mình, hứng trí bừng bừng chạy đến trường cho thầy Trầm xem thử thành quả. Ai ngờ vừa đến cửa trường học, mở túi ra xem thử, đã thấy mô hình bị rã ra hết trơn.
Tiếu Lang ủy khuất nói “Mới vừa làm xong nhìn nó giống hệt như cái trong tạp chí.”
Thầy Trầm lấy những mẫu rời rạc của tàu lượn từ trong túi plastic ra, nói “Có thể nhìn ra em cắt rất là tỉ mỉ thật lòng, rất tốn tâm tư đúng không.”
“Ùa.” Tiếu Lang gật đầu, giơ tay lên “Bị đứt tay luôn.”
Thầy Trầm sờ sờ ngón tay bị đứt của cậu, cười hỏi “Nhóc con, có đau không a?”
Cũng không rõ nhóc con này là gọi ngón tay bị đứt của Tiếu Lang hay là kêu Tiếu Lang nữa, nhưng mà Tiếu Lang nghe thấy như vậy cảm giác có hơi mắc cỡ “Không đau, cũng không biết bị đứt hồi nào nữa, làm xong xuôi rồi mới phát hiện.”
“Thật giống như thầy hồi trước đây, nhớ tới lúc thầy mới bắt đầu làm mô hình, cũng làm cho tay mình đầy thương tích, còn bị dính keo nhựa cao su linh tinh nữa, xem…” Thầy Trầm đưa tay ra cho Tiếu Lang nhìn “Chỗ này nè thấy không, có cái vết sẹo rất mỏng, này là năm đó lúc thầy đang làm mô hình vô ý cắt đứt, chảy nhiều máu ghê lắm, lần đó thầy sợ đến mức khóc òa lên.’
Mấy học sinh ở gần đó nghe thấy cũng ha ha cười thẳng, trêu ghẹo “Thầy Trầm cũng có lúc khóc nhè a?”
Thầy Trầm “Ha ha, lúc trước thầy ngốc lắm.”
Thầy Viên “…”
Thầy Trầm lại xoay sang nói với Tiếu Lang “Vẽ bản mẫu máy móc khác hẳn với vẽ phác họa này kia, lại đây, ngồi xuống một chút, thầy vẽ làm mẫu thử cho em xem.” Thầy Trầm cầm đến một bàn cắt có vẽ sẵn ô vuông, dùng để lót dưới một tờ giấy in “Nhìn tỷ lệ phần thân của tàu lượn này, trước hết dùng thước đo thử một chút, tỷ lệ dài và rộng ước chừng 10:1, như vậy chúng ta liền vạch đinh ra tương đương với mười khối ô vuông 1cm ngang lẫn dọc, sau đó đồ thân máy bay lên…”
Thầy Trầm vừa tay vẽ vừa tiếp tục giải thích “Ở ngay chỗ gần phần đầu này, cần phải vẽ cánh cho nó, như vậy nên làm như thế nào bây giờ? Chúng ta có thể ở ngay điểm này vẽ một cái bánh răng nhỏ, đợi đến lúc khi nào bắt tay vào vẽ cánh máy bay, cũng vẽ một cái bánh răng giống hệt thế, như vậy là hai bộ phận có thể ráp vào với nhau, giống như nó tự mọc cánh vậy.”
Tiếu Lang “Ùa.”
Thầy Trầm nói tiếp “Tạo ra máy bay cũng giống như vậy, cánh cùng thân máy bay buộc phải gắn kết với nhau thật chắn chắn, muốn tháo cánh của nó xuống, trừ phi phải hủy toàn bộ cả máy bay đi. Nếu chỉ dùng keo dán dính nó lại với nhau, vậy thì máy bay chưa cất cánh, hai cái cánh của nó liền trước tiên bay vọt về phía sau mất tiêu rồi. Nhóc con, thầy nói có đúng không?”
Tiếu Lang “Ùa ùa!”
Mấy học sinh ngồi cạnh nghe thấy cũng không khỏi cười hắc hắc. Lần nào nhìn thầy Trầm dạy Tiếu Lang