
i cũng chán, nhất là ngồi trong động tối. Lão bèn trở lên mặt đảo. Sau đó gặp thuyền, lão vào luôn Trung Nguyên đem tài ba can thiệp bất bình, gây thù chuốc oán, bệnh cũ lại thời thường tái phát, sau khi được Hồ Nhất Đao nuôi dưỡng tại Bạch bảo, lão quay trở lại hòn đảo này. Không bao lâu, lão quy tiên.
Pho bí kíp, lão cất giữ trong mình.
Diệp Thanh tặc lưỡi :
– Thế là pho bí kíp theo thi thể lão chìm sâu nơi xoáy nước!
Nhuế Vĩ tiếp :
– Sở dĩ lão không chôn giấu quyển bí lục “Huyền Quy” ở một nơi, mà lại giữ trong mình là cốt ý chờ một người hữu duyên vào lọt nơi đây, lấy nó mà luyện những môn công huyền diệu, sau đó thành toàn cho lão một việc. Không ngờ, nơi này về sau lâu, bị nước tràn ngập, lôi cuốn thi xác của lão đâu mất.
Diệp Thanh hỏi :
– Thành toàn cho lão việc gì?
Nhuế Vĩ đáp :
– Truy nguyên thân thế của lão. Lão cho biết, trên mình lão có một dấu màu xanh, hình bán nguyệt, giữa ngực.
Diệp Thanh thốt :
– Có dấu vết như vậy, thì cũng dễ truy nguyên…
Nhuế Vĩ lắc đầu :
– Không dễ đâu. Nếu đã dễ, thì chính lão đã truy ra rồi.
Bỗng Diệp Thanh ụa lên mấy tiếng.
Nhuế Vĩ kinh hãi, hấp tấp hỏi :
– Sao thế Thanh nhi? Bệnh?
Diệp Thanh lắc đầu :
– Không phải bệnh. Tôi chỉ muốn mửa thôi. Mửa được là khoan khoái trong mình liền.
Nhuế Vĩ thở phào, thốt :
– Để ngu huynh đi lấy nước cho Thanh nhi súc miệng.
Trước mặt chàng, nơi vách đá, có một lỗ trũng, có nước mát trong xanh, lỗ trũng đó ăn thông vào sâu trong vách đá, trong nước có loại cá lạ lội tung tăng.
Chàng đưa Diệp Thanh đến đó, vốc tay lấy nước cho nàng súc miệng. Nhuế Vĩ hỏi :
– Bỗng dưng mà nôn mửa như vậy, có quan hệ chi chăng?
Diệp Thanh mỉm cười :
– Đại ca tinh thông y thuật, đáng lẽ phải giải thích cho tôi hiểu chứ, sao lại hỏi tôi?
Nhuế Vĩ lắc đầu :
– Ngu huynh học y thuật, chỉ nghiên cứu về mặt trị độc, trị thương…
Diệp Thanh tiếp :
– Có lẽ vì tôi ăn cá sống, nên nôn mửa chứ gì? Ăn hơn tháng nay rồi, không nôn nao, sao hôm nay lại nôn?
Nhuế Vĩ thốt :
– Ăn cá sống không được nữa, thì chúng ta lên bên trên đảo, có lửa có củi, nấu chín mà ăn.
Khi lên được bên trên rồi, họ nhìn quanh, chợt thấy một chiếc thuyền to neo dựa bờ.
Diệp Thanh mừng rỡ, kêu rối rít :
– Thuyền từ đâu đến đó! Hay là Ngọc Diện Thần Bà trở lại Trung Nguyên rồi đem thuyền lớn ra đây?
Nhuế Vĩ lắc đầu :
– Không phải đâu! Thanh nhi quên nhanh quá! Con thuyền này của Âu Dương Long Niên mà!
Diệp Thanh kinh hãi, nhìn kỹ hơn, run giọng thốt :
– Đúng rồi đại ca! Thuyền của lão ấy!
Bỗng tiếng hét, tiếng la vang dội đến tai họ, nhưng họ chẳng thấy bóng dáng một người nào.
Bởi con thuyền lớn neo chỗ eo hồ lô, che khuất phần còn lại của đảo. Tiếng hét la từ phía bị che khuất vọng lại.
Nhuế Vĩ và Diệp Thanh chạy gấp đến nơi.
Trước mắt họ hiện ra năm người. Ngọc Diện Thần Bà đối lập với Âu Dương Long Niên. Sau lưng Âu Dương Long Niên là Âu Dương Ba. Sau lưng Ngọc Diện Thần Bà là Hồ Cáp Na và Giản Hoài Quyên.
Diệp Thanh thốt :
– Họ còn ở đây chờ chúng ta! Chúng ta đến gấp đại ca!
Nhuế Vĩ cản :
– Đừng vội. Thần bà và Âu Dương Long Niên đang đấu đến hồi khẩn yếu, nếu chúng ta chạy đến bây giờ, thì có hại cho Thần bà, mình phải tránh gây rối loạn tâm thần cho bà, Thanh nhi ạ.
Phía sau, Âu Dương Ba cùng Hồ Cáp Na và Giản Hoài Quyên nghinh mắt nhìn nhau, giả như họ chỉ liếc xéo qua một chút, là thấy Diệp Thanh và Nhuế Vĩ, song họ chú hết tâm thần, ghìm nhau, nên chẳng ai phát hiện ra cả hai.
Một lúc lâu, bỗng Âu Dương Long Niên hét lên một tiếng, đảo bộ lướt tới, vung tay phóng một chưởng sang Ngọc Diện Thần Bà.
Chiếc gậy không có nơi tay, Ngọc Diện Thần Bà dùng tay không đón chiêu của địch.
Chưởng của Âu Dương Long Niên là công, chưởng của Ngọc Diện Thần Bà là thủ, công phải nhanh và mạnh hơn thủ, song chưởng chạm nhau, Thần bà lùi lại một bước.
Âu Dương Long Niên công luôn ba chưởng, Ngọc Diện Thần Bà lùi luôn ba bước.
Âu Dương Long Niên không ngừng tay, đánh ra trọn bộ “Âm Dương Tán Thủ Pháp” gồm mười ba chưởng.
Ngọc Diện Thần Bà thiếu gậy, không phản công được, đành lùi luôn đủ mười ba lượt.
Đánh xong mười ba chưởng, Âu Dương Long Niên lùi ra, tạo khoảng cách giữa song phương độ hai trượng, rồi đối lập với Ngọc Diện Thần Bà.
Họ nghinh nhau như thế một lúc nữa.
Sau đó, Âu Dương Long Niên bắt đầu cuộc tái tấn công, cũng mười ba chưởng, nhưng nhanh hơn lần trước.
Ngọc Diện Thần Bà phòng thủ kín đáo hơn trước.
Diệp Thanh thấy Ngọc Diện Thần Bà lùi mãi, gọi khẽ Nhuế Vĩ :
– Đến tiếp trợ Thần bà gấp đi, đại ca! Tôi sợ Thần bà bại quá!
Nhuế Vĩ lắc đầu, trấn an nàng :
– Không sao đâu! Thế thủ của Thần bà vững lắm, Âu Dương Long Niên không làm gì nổi bà đâu!
Chàng nghĩ, Ngọc Diện Thần Bà chỉ thủ chứ không công, hẳn phải có dụng ý, nếu bà phản công thì chắc là lợi hại lắm.
Chàng có biết đâu, trước đó Ngọc Diện Thần Bà đã tấn công rồi, song bà không làm gì được đối phương, nên bây giờ bỏ công, lấy thế thủ.
Một lúc sau, Âu Dương Long Niên lại công mười ba chiêu nữa.
Ngọc Diện Thần Bà cứ thủ, thế thủ vẫn vững chắc như trước. Bà lùi đủ mười ba bư