
Bạch thị mới chỉ nói một nửa nhưng ý thì đã quá rõ ràng. Hoàng hậu ta đây bỗng nhiên chuyển từ tình trạng suýt bị phế truất thành được Hoàng thượng sủng ái, thế là nhà họ Trương trở nên mâu thuẫn, không biết nên tiếp tục đầu tư vào Sở vương hay là thẳng tay cắt đứt quan hệ luôn?
Phạm thị thì vẫn đang luôn miệng dạy dỗ làm thế nào để nắm được trái tim của Tề Thịnh trong thời kỳ mang thai: “… thời điểm thế này càng không thể vì được sủng ái mà kiêu ngạo. Đàn ông đều ham của lạ, chỉ cần trái tim người ở bên con thì không gì mạnh bằng!”.
Tôi “vâng” một tiếng qua loa, rồi trong lúc Phạm thị dừng lại lấy hơi, nói với Bạch thị: “Lòng vua khó đoán, Tam nha đầu cứ chiếu theo những gì đã quyết định mà làm thôi. Dù sao cũng không phải chuyện xấu”.
Bạch thị là người thông minh, nghe xong liền gật gật đầu, không nói tiếp nữa, chỉ nghe Phạm thị vẫn đang ra sức dạy dỗ, vào lúc thích hợp còn đưa cho Phạm thị cốc trà để thấm giọng.
Phạm thị nói nửa ngày trời, cuối cùng cũng đến đoạn kết, nội dung chính là không có gì ngoài việc bảo tôi phải hiểu rõ một đạo lý: Nếu đã không có cách gì để quản lý được thể xác của người đàn ông thì phải nắm giữ được trái tim của anh ta.
Tôi nghe mà đau cả đầu, trong lòng rất cảm khái. Cung đình quả là làm bằng sắt thép, mỹ nữ nhiều như nước nhưng không cách nào mài mòn được. Ở đây, nữ nhân khổ, nam nhân khổ, Hoàng thượng lại càng khổ hơn.
Có lẽ Tề Thịnh cũng cảm thấy mình làm Hoàng thượng quá vất vả nên kể từ sau khi tôi mang thai, anh ta cũng chẳng mấy khi triệu bọn Hoàng thị vào cung nữa. Đợi qua tháng Chín, giai đoạn ốm nghén của tôi kết thúc, anh ta liền thôi luôn việc gọi người, mỗi ngày ngoài lúc đến cung của tôi một lần, thời gian còn lại đều ở cung Đại Minh với Giang thị.
Khi bọn Hoàng thị đến vấn an tôi, trong lời nói khó tránh bộc lộ ý tứ oán trách Tề Thịnh.
Tôi chán nản gõ vào trán họ mà dạy bảo: “Các ngươi cũng không tự kiểm điểm mình đi. Nếu nói về dáng vóc, ai mà chẳng mạnh gấp trăm lần cái người ở cung Đại Minh kia! Không giữ được trái tim Hoàng thượng thì cũng thôi đi, ngay cả thân thể người các ngươi cũng chẳng giữ được, thật phí công ta cả ngày lo lắng thay các ngươi”.
Đám đàn bà này vốn đầy một bụng oán trách, nghe tôi dạy bảo một hồi thì cũng dịu lại. Mọi người nói xem, kỹ năng của bản thân không bằng người khác thì làm gì được?
Đợi họ ra về, Tả Ý bưng bát cháo tổ yến đến cho tôi, nói thầm: “Lần đầu tiên nô tì cảm thấy có Giang thị ở cung Đại Minh là một việc tốt”.
Tôi nghe vậy thì sững sờ, suy nghĩ một lát, cảm thấy lời Tả Ý cũng có phần đúng. Có Giang thị ở cung Đại Minh làm mục tiêu để thu hút hỏa lực của mọi người, quả nhiên giảm bớt đi rất nhiều chuyện cho tôi.
Những ngày sau đó trôi đi êm ả, sang tháng Mười một bụng tôi lại nổi rõ hơn. Uy nhi không những đã đi vững mà còn biết nói những từ đơn giản. Hằng ngày khi Tề Thịnh vừa bước vào cửa điện, nó là người đầu tiên chạy tới ôm lấy hai chân Tề Thịnh, gọi to: “Phụ hoàng”.
Tề Thịnh rất vui, trước tiên là bế Uy nhi lên đi vài vòng trong điện, sau đó hai cha còn cùng đến quan sát cái bụng của tôi.
Bên ngoài băng tuyết đầy trời, trong phòng ấm áp tràn ngập tiếng cười nói vui vẻ, đúng là cảnh tượng phu thê ân ái, cha hiền con hiếu. Đôi lúc khi bị không khí nóng bức trong điện làm hoa mắt, tôi nghĩ đây chính là cảnh tượng “vợ” con hiếu thuận, gia đình yên ấm, nếu có thể mãi mãi như vậy thì cũng tốt.
Ngày mùng Chín tháng Mười hai, Nhà xí huynh chính thức lấy con gái của Trương Linh, tướng phủ thành Tịnh Dương, làm vợ. Nhà họ Trương nắm giữ binh quyền ở biên cương phía Bắc, lại có hai người con gái được gả vào hoàng thất, lúc này có thể nói là quyền khuynh thiên hạ.
Có điều đây chỉ là cách nhìn của người ngoài, phải là người nhà họ Trương thì mới biết được mùi vị trong đó chẳng dễ chịu chút nào.
Tôi, Hoàng hậu Trương thị vẫn là trưởng nữ chính của nhà họ Trương, là người duy nhất trong hậu cung của Tề Thịnh sinh hạ được công chúa, giờ lại đang mang thai, địa vị không nhỏ. Còn Tam cô nương lại là trưởng nữ chi thứ hai của nhà họ Trương, trước mắt trở thành Sở vương phi, mà những người thông minh thì đều biết Sở vương và Hoàng thượng không ưa gì nhau.
Con gái của một gia đình lại được gả cho hai phe cánh đối lập, như vậy, nếu người lãnh đạo Trương gia không đủ thực lực thì sẽ xảy ra chia rẽ nội bộ. Ai mà chẳng có tâm tư? Đứa trẻ dù thế nào cũng là ruột thịt do mình sinh ra.
Mỗi khi nghĩ đến đây, tôi thật khâm phục Tề Thịnh, đồng thời cũng xua tan suy nghĩ “vợ con hiếu thuận, gia đình yên ấm”. Tên nhóc này từ trước đến giờ chưa làm gì vô ích, làm cái gì cũng đều có mục đích cả. Nếu như dựa vào cái cây lớn là anh ta để tránh mưa thì sớm muộn gì cũng sẽ bị sét đánh, chi bằng nghĩ cách tự dựng một cái nhà thì vẫn tốt hơn!
Chiến sự ở Vân Tây rất thuận lợi, trong khoảng thời gian ngắn ngủi hơn nửa năm, Dương Dự đã bình định được Vân Tây. Xem ra mùa xuân sang năm là có thể kết thúc cuộc chiến sự này rồi.
Tình hình trong triều rất tốt, hoàng gia cũng liên tiếp có chuyện vui.
Không khí cưới vợ náo nhiệt của đồng ch