Polaroid
Hồng Lâu Mộng – Phần 2

Hồng Lâu Mộng – Phần 2

Tác giả: Tào Tuyết Cần

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3214221

Bình chọn: 9.00/10/1422 lượt.

ai chú cháu hoảng lên, đến tìm tôi nhờ nói giúp. Tôi thấy họ khiếp sợ, vả chăng việc này lại quan hệ đến thím và mợ, nên mới nhận lời. Tôi định tìm ông thái giám họ Cừu làm tổng lý trong nội lo liệu giúp, hoặc giả xê xích giữa quan sau và quan trước như thế nào đó cho xong. Không ngờ tôi đến chậm, ông ta vào chầu mất. Mình thì uổng công dậy sớm, chạy vạy, còn bọn họ ở nhà lại lo bàn bạc bày đặt tiệc tùng hát xướng đấy. Mợ bảo thế có tức hay không?

Phượng Thư nghe nói, mới biết Vương Nhân như thế, nhưng tính chị ta vốn hay bào chữa “cái tốt phô ra, xấu xa đậy lại” nên nghe Giả Liễn nói như thế, liền bảo:

– Anh ấy có thế nào đi nữa, cũng là anh vợ của cậu. Vả lại việc này, cậu Cả đã mất và cậu Hai đang sống đó đều cảm ơn cậu. Chẳng biết nói gì, việc nhà tôi, tôi đành phải ba luồn bảy lụy nhờ cậu, chả lẽ lại làm lụy người khác, để khi vắng mặt họ chửi tôi à?

Nói xong, chị ta chảy nước mắt, lật chăn lên, ngồi dậy, búi tóc, mặc áo.

– Mợ không cần như th,. đó là vì anh mợ không ra hồn người, chứ tôi có nói gì mợ đâu. Đã thế tôi đi ra, mợ lại ốm, tôi đã dậy rồi mà chúng nó còn ngủ, cha ông nhà ta có cái thói ấy không? Bây giờ mợ làm như con người vô sự, chẳng phải trông nom việc gì. Tôi mới nói một câu mà mợ đã dậy: đến mai kia tôi có quở trách họ, không lẽ mợ đều chịu thay cho họ sao? Thật chẳng ra sao cả!

Phượng Thư nghe vậy, mới nín khóc, nói:

– Trời không còn sớm nữa, tôi cũng nên dậy. Cậu đã nói thế, thì cậu để tâm lo liệu giùm cho họ. Đó là tình nghĩa của cậu đối với tôi. Vả chăng, cũng không riêng một mình tôi, bà Hai nghe vậy chắc cũng mừng.

– Phải rồi, biết rồi đấy! Mợ chẳng phải dạy tôi nữa.

Bình Nhi nói

– Mợ dậy sớm làm gì? Hôm nào mợ cũng dậy vào giờ nhất định kia mà. Không biết cậu mang cái nóng nảy ở đâu về, lại đem chúng tôi ra mà giày vò cho hả giận. Tội gì thế! Mợ thật đã hết lòng hết sức với cậu rồi, có việc gì mà không phải do mợ ra tay cáng đáng? Tôi nói không phải, chứ cậu đã ngồi hưởng sẵn bao nhiêu, lần này lo giúp cho mợ một tý việc, lại dính líu đến mấy tầng, mà đã làm bộ làm tịch như thế, rõ không sợ người ta chán ngán? Mà nào có phải việc riêng gì một mình mợ! Chúng tôi dậy chậm, cậu giận là phải, đằng nào chúng tôi cũng chỉ là tôi tớ. Còn mợ đây vất vả mãi nên đã mang ốm, thì làm gì cho thêm khổ! – Chị ta nói rồi, mắt đỏ lên.

Giả Liễn vốn đang bực sẵn, nhưng địch sao nỗi vợ cả, nàng hầu vừa xinh đẹp lại ăn nói mềm mỏng, sắc sảo như thế. Hắn liền cười nói

– Đủ rồi! Thôi, thôi! Một mình mợ ấy cũng đã đủ không cần cô phải nói nữa. Đằng nào tôi cũng là người ngoài, bao giờ tôi chết đi, các người sẽ rảnh rang.

Phượng Thư nói:

– Cậu đừng nên nói thế, ai biết được ai ra sao? Cậu không chết, khéo tôi chết đấy! Chết sớm ngày nào càng được rảnh rang ngày ấy.

Nói đến đó, Phượng Thư lại khóc oà lên. Bình Nhi phải khuyên một hồi.

Lúc ấy trời đã sáng trưng, ánh nắng mặt trời xuyên ngang cửa sổ. Giả Liễn cũng không tiện nói nữa, đứng dậy đi ra.

Phượng Thư đang gội đầu rửa mặt, chợt thấy a hoàn nhỏ bên nhà Vương phu nhân qua nói:

– Bà lớn bảo hỏi mợ Hai xem hôm nay mợ có qua bên nhà ông cậu không? Nếu mợ đi thì gọi mợ Hai Bảo cùng đi một thể.

Phượng Thư vì câu chuyện vừa rồi đã chán ngấy, giận họ nhà mình làm cho mình bẽ mặt, lại thêm một mẻ sợ trong vườn đêm qua, thật không còn đầu óc nữa, liền nói:

– Mày về thưa với bà lớn, ta còn một vài việc chưa làm xong, hôm nay không thể đi được. Vả lại việc nhà họ cũng chẳng phải là quan trọng gì. Mợ Hai Bảo muốn đi thì cứ đi thôi.

A hoàn nhỏ vâng lời rồi về trình lại.

Thượng Thư chải đầu thay áo xong, nghĩ bụng: dầu mình không đi cũng nên tin cho người ta biết. Vả lại, Bảo Thoa vẫn còn là cô dâu mới, ra ngoài, tất nhiên mình phải trông nom một chút. Vì thế chị ta qua gặp Vương phu nhân, mượn cớ để thoái thác, rồi đi sang phòng Bảo Ngọc. Thấy Bảo Ngọc ăn mặc chỉnh tề nằm nghiêng trên giường, hai mắt chằm chằm nhìn Bảo Thoa

chải đầu, Phượng Thư đứng bên cửa, Bảo Thoa ngoảnh lại mới thấy, vội vàng đứng dậy mời ngồi. Bảo Ngọc cũng bò dậy. Phượng Thư cười, ngồi xuống.

Bảo Thoa trách bọn Xạ Nguyệt:

– Các chị thấy mợ Hai đi vào, sao không báo gì cả.

Xạ Nguyệt cười nói

– Mợ Hai đi vào, liền xua tay bảo đừng nói.

Phượng Thư nói với Bảo Ngọc

– Chú chưa đi, còn chờ gì nữa? Chẳng có ai lớn người còn tính khí trẻ con như thế. Người ta chải đầu, chú bò lại xem cái gì? Cả ngày ở chung chạ trong nhà, còn nhìn chưa chán à? Không sợ bọn a hoàn họ cười cho hay sao?

Nói xong, chị ta cười khì, rồi lại nhìn Bảo Ngọc mà bĩu môi. Bảo Ngọc tuy khó chịu nhưng không để ý. Bảo Thoa thì thẹn đỏ mặt, im lặng cũng khó coi, nhưng chẳng biết nói gì cho phải. Thấy Tập Nhân bưng trà đến, cô ta cũng vờ vẫn đưa túi

thuốc ra.

Phượng Thư đứng dậy cười, cầm lấy và nói:

– Em Hai ạ, em cứ mặc áo mau lên, để mặc chúng tôi.

Bảo Ngọc cũng lăng xăng tìm cái này, tìm cái nọ. Phượng Thư nói:

– Chú đi trước đi thôi, đời nào lại có cái lý các cậu chờ các mợ cùng đi bao giờ?

Bảo Ngọc nói:

– Tôi chỉ ngại cái áo này không đẹp, không bằng mặc cái áo lông công của cụ cho năm trư