pacman, rainbows, and roller s
Đêm qua anh ở đâu? – Lauren Weisberger

Đêm qua anh ở đâu? – Lauren Weisberger

Tác giả: Lauren Weisberger

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 326224

Bình chọn: 7.5.00/10/622 lượt.


Brooke cố nén cơn giận đang tràn ngập trong cô. Mặc dù trong vài ngày qua cô cứ nói suốt là “cần có thời gian”, “cần có khoảng cách” và “tìm hiểu mọi lẽ”, cô vẫn chưa hề cho phép bản thân mình thực sự cân nhắc cái khả năng là cô và Julian sẽ không vượt qua được chuyện này.

“Nghe này, Nola, tớ ghét phải làm điều này, nhưng tớ phải đuổi cậu về thôi. Tớ cần phải ngủ.”

“Tại sao? Cậu đang thất nghiệp mà. Ngày mai cậu có phải làm cái cóc gì đâu?”

Brooke cười to. “Cảm ơn vì sự thông cảm đó nhé. Tớ phải nhắc cậu là tớ đâu có thất nghiệp, chỉ là bán thất nghiệp thôi. Tớ vẫn còn hai mươi giờ làm việc mỗi tuần tại trường Huntley nữa kìa.”

Nola rót thêm ình một chút vodka nữa và lần này chẳng buồn cho thêm nước ép ô liu. “Tận chiều mai cậu mới phải đến trường cơ mà. Có thật là cậu cần đi ngủ ngay bây giờ không?”

“Không, nhưng tớ cần vài giờ để khóc như mưa trong buồng tắm, cố kiềm chế để đừng vào Google mà tìm hiểu về con bé ở Chateau, và rồi khi thể nào cũng làm việc đó tớ sẽ khóc cho đến lúc ngủ thiếp đi,” Brooke trả lời. Cô đang nói đùa, hiển nhiên là thế, nhưng giọng cô chẳng có vẻ là đang đùa gì cả.

“Kìa Brooke…”

“Tớ đùa đấy. Thật ra tớ ‘đâu phải kẻ hay khóc như mưa trong buồng tắm’. Vả lại, chắc tớ sẽ tắm bồn.”

“Tớ không thể bỏ mặc cậu trong tình trạng này được.”

“À nếu thế thì cậu ngủ trên đi văng nhà tớ nhé, vì tớ định ngủ trên giường rồi. Nói nghiêm túc đấy, Nola, tó thực sự không sao cả. Tớ nghĩ tớ cần chút thời gian ở một mình. Mẹ tó đã ý tứ đến lạ lùng, nhưng tớ vẫn chẳng có lấy một giây nào được một mình cả. Chẳng phải là vì sẽ không có lúc nào khác để ở một mình…”

Chương 15 – Phần 2

Phải mất thêm mười phút để thuyết phục Nola đi về, và cuối cùng cô nàng cũng chịu, nhưng Brooke không cảm thấy nhẹ lòng như đã tưởng. Cô tắm bồn xong, mặc bộ pyjama vải bông ấm áp nhất và khoác chiếc áo choàng trong nhà sờn cũ nhất của mình rồi trèo lên chốc đống chăn nệm, lôi cả laptop vào giường. Khi mới cưới hai vợ chồng cô đã nhất trí không bao giờ đặt vô tuyến trong phòng ngủ – điều mà họ cũng áp dụng cả với máy tính nữa – nhưng xét tình hình là Julian chẳng thò mặt về nhà, thì cô cảm thấy cũng chẳng hề hâh gì nêu tải xuống bộ phim 27 Dresses hoặc phim gì đó cũng cảm động lãng mạn tương tự rồi đắm mình vào đó. Cô định mang một ít kem vào nhưng rồi kết luận rằng kiểu đó có vẻ Bridget Jones (1) quá. Bộ phim chứng tỏ rất có tác dụng làm sao nhãng nôi buồn, chủ yếu là do nguyên tắc của cô chỉ chăm chú vào màn hình và không cho phép đầu óc suy nghĩ vẩn vơ, nhưng ngay khi hết phim, cô phạm phải một sai lầm nghiêm trọng. Thật ra là hai.

(1) Bridget Jones: nữ nhân vật chính trong phim Nhật ký tiểu thư Jones có nếp sống lôi thôi cẩu thả.

Quyết định tai hại thứ nhất của cô là nghe hộp thư thoại của mình. Phải mất gần hai mươi phút để nghe hết ba mươi ba tin nhắn đến từ ngày diễn ra lễ trao giải Grammy. Sự chuyển biên từ hôm Chủ nhật, khi gia đình và bạn bè gọi để chúc cô may mắn, cho đến ngày hôm nay – khi mọi tin nhắn nghe như cuộc gọi chỉa buồn – thật lạ lùng. Phần lớn tin nhắn thoại là của Julian và đều toát lên một ý nhiệt thành là “anh có thể thanh minh được”. Mặc dù những tin đó khá là cầu khẩn, nhưng rõ là chẳng có tin nào kèm theo câu “Anh yêu em” cả. Mỗi người trong gia đình cô: Randy, cha cô, Michelle và Cynthia đều có tin nhắn đề xuâìt giúp đỡ và an ủi cô; bốn tin từ Nola vào những thời gian khác nhau để hỏi xem những gì đang diễn ra và cập nhật thông tin về con Walter; và một tin thoại từ Heather, nhà tư vân ở trường Huntley mà cô chạm trán ở tiệm bánh ngọt Ý. Còn lại là tin nhắn của các bạn cũ, đồng nghiệp (cựu!) và những người quen biết tình cờ, và tin nào nghe cũng như có ai vừa mới chết vậy. Dù rằng trước khi nghe những tin thoại đó cô chưa hề thấy muốn khóc, nhưng khi nghe xong cô cảm thấy như có cục nghẹn trong cổ.

Cái hành động nghiệp dư thứ hai của cô, và chắc hẳn là tệ hơn cái thứ nhất, là vào Facebook. Cô phỏng đoán rằng bạn bè của cô nhiều người hẳn đã đưa thông tin cập nhật đầy hào hứng về buổi biểu diễn của Julian lên mạng – không phải ngày nào cũng có ai đó mà họ quen biết từ thời trung học hay đại học biểu diễn ở lễ trao giải Grammy. Điều mà cô không đoán trước, có lẽ do ngây thơ, là những sự khích lệ giội như mưa xuống phía cổ: tường của cô đầy những thứ như “Cháu rất mạnh mẽ, cháu sẽ vượt qua được lúc này” từ mẹ của một người bạn cô, cho đến “điều này xảy ra chỉ để cho thấy rằng tất cả đàn ông là bọn khốn kiếp. Đừng lo thưa cô A., toàn thể chúng em đều đứng về phía cô!!!” từ Kaylie. Ở bất kỳ một hoàn cảnh nào khác ít bẽ bàng hơn, chắc hẳn cảm nhận được nhiều tình yêu và sự khích lệ đến thế phải là điều tuyệt lắm, nhưng lúc này chỉ gây ra thuần một nỗi tủi hổ mà thôi. Cùng với nó là bằng chứng không thể bàn cãi được rằng nỗi khốn khồ của riêng cô đang bị phơi bày rất công khai, và không chỉ với những người lạ. Từ một góc độ nào đó mà cô không lý giải được, nghĩ đến việc đông đảo những người Mỹ không biết mặt biết tên đang săm soi những bức ảnh chụp chồng cồ và con bé ở Chateau còn dễ c