XtGem Forum catalog
Cho anh nhìn về em – Tân Di Ổ

Cho anh nhìn về em – Tân Di Ổ

Tác giả: Tân Di Ổ

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3212564

Bình chọn: 8.5.00/10/1256 lượt.

ệc phân tích ngụ ý saau xa và tư tưởng trọng tâm trong các bài văn của Lỗ Tấn, Ba Kim, Lão Xá. Trận quyết đấu của Tiêu Thu Thủy ở Đường Môn, hay vóc dáng của anh và Đường Phương khi chạy trốn còn hay hơn là Khổng Ất Kỷ và Tường Lâm Tẩu nhiều. Giáo viên Ngữ văn thao thao bất tuyệt giảng bài trên bục giảng, Cát Niên mắt chăm chú nhìn lên bảng, nhưng hồn phách thì đã bay theo hai nhân vật đang chạy trốn kia rồi.

Tiêu Thu Thủy có một khuôn mặt nghiêm nghị và trầm tĩnh, khi cười lộ ra hàm răng trắng bóng, còn Đường Phương trông ra sao, cô chưa bao giờ nhìn rõ.

Những lúc đang nghĩ miên man như thế, Cát Niên thường bị ăn phấn của giáo viên dạy Ngữ văn. Thật xui xẻo, vị giáo viên giờ “mơ mộng” lại chính là giáo viên chủ nhiệm của Cát Niên.

Công phu búng phấn của thầy giáo Ngữ văn lúc nào cũng chuẩn xác, cho dù đầu của Cát Niên cò vùi sâu thế nào thì viên phấn cũng vừa vặn trúng đích. Cát Niên lại chẳng hiểu gì, mỗi lần như thế đều kêu lên “ái ui”, càng làm người ném phấn được dịp đắc thắng.

“Em Tạ Cát Niên, hồn phách trở về đây, hồn phách trở về đây… Được rồi, trả lời một câu hỏi của tôi.” Mấy lời mở đầu của thầy giáo Ngữ văn hầu như đều na ná như nhau. Có lúc thầy ấy còn than thở, nhìn Tạ Cát Niên hai mắt ngây dại, hồn phách trống rỗng như thế chẳng thà để cô gục xuống bàn học mà ngủ còn hơn.

Những lúc như thế này, Cát Niên sẽ chầm chậm đứng dậy trong tiếng cười ầm ĩ của các bạn, đỏ mặt tía tai trả lời câu hỏi của thầy. Chủ nhiệm lớp của họ thích kéo dài giờ lên lớp, thường xuyên diễn ra cảnh các lớp khác tan học rồi lại tụ tập bên ngoài phòng học của họ hò hét cổ vũ như thể đang xem hội không bằng.

Tuy Cát Niên có chút lúng túng, lúc căng thẳng lại còn nói lắp nữa, nhưng câu trả lời của cô rất ít khi sai sót. Không phải vì cô chăm chỉ ôn tập bài, lúc khai giảng cô thường coi sách giáo khoa Ngữ văn như một cuốn tiểu thuyết và đọc từ đầu đến cuối, cô thích xem những bài văn đó, nhưng không thích mấy tư tưởng trọng tâm sâu lắng và kín đáo của chúng. Kể ra thì, tuy thầy giáo Ngữ văn rất khoái ném phấn vào đầu Cát Niên, nhưng thấy nói mãi mà cô vẫn thế, thầy cũng không làm khó cô. Nguyên nhân sâu xam cơ bản là vì từ khi lên cấp Ba thành tích học tập của Cát Niên luôn rất tốt, một học sinh ưu tú thích ngơ ngẩn thì vẫn cứ là một học sinh ưu tú, hơn nữa trông cô lại rất ngoan ngoãn, lúc làm sai việc gì thì bộ dạng như một chú thỏ trắng vô tội, là giáo viên chủ nhiệm, chẳng thể nào đối xử tệ bạc với những học sinh như thế.

Thật ra thánh tích tốt cũng chẳng có gì là kỳ lạ cả. Từ khi vào trường Trung học số 7, học tập là việc chính đáng duy nhất mà Cát Niên có thể làm ngoài việc ngẩn ngơ. Làm nhiều mấy đề đại số, hình học, phương trình hóa học, đề đọc hiểu tiếng Anh, tự nhiên sẽ tìm ra hứng thú trong đó, giống như là nói chuyện với chúng vậy, lần một lần hai, thể nào cũng tìm ra được đáp án. Điều này còn có ý nghĩa hơn nhiều so với việc mấy cậu học sinh chơi đuổi bắt ngoài phòng học hay các bạn nữ tán chuyện ai thích ai.

Ồ, đúng rồi, Cát Niên còn viết thư cho Vu Vũ nữa. Mặc dù cùng ở trong một thành phố mà phải viết thư thì hơi kỳ lạ, nhưng Cát Niên vẫn kiên trì viết không biết mệt mỏi, mỗi tuần một bức, nhiều chuyện để nói thì hai bức. Cẩn thận dán con tem giá năm hào lên phong bì, và gửi những tâm sự của đi.

Cát Niên cũng chỉ có Vu Vũ là bạn. Lúc cậu ấy ở bên cạnh, cậu ấy là tất cả; lúc cậu ấy không ở bên cạnh, tất cả đều là cậu ấy. Bông hoa đẹp nhất phải cùng ngắm với Vu Vũ, cơn mưa to nhất cũng phải cùng tắm với Vu Vũ, những chuyện vui nhất hay cả những chuyện đau khổ nhất cũng đều phải chia sẻ với Vu Vũ.

Cát Niên đã trở thành một thiếu nữ ở tuổi thanh xuân rồi, có thể trong tiềm thức cô đã mơ hồ cảm nhận được thứ cảm giác đó. Thế nhưng khi nghĩ đến điều này cô chỉ mím môi cười chúm chím. Cô và Vu Vũ, có rất nhiều điều để nói, nhưng cũng có những điều không cần phải nói.

Thư trả lời của Vu Vũ không đều đặn như Cát Niên, vậy cũng đúng thôi, trước giờ cậu luôn là người ít nói. Những bức thư cậu gửi cho cô, ngoài chuyện nói rằng mình vẫn khỏe, thì trên mặt giấy viết thư trắng tron còn lại cậu vẽ thêm hai cái cây, một cây đã to, cây còn lại vẫn đang mọc. Cậu vẽ không giỏi, khó khăn lắm mới

phân biệt được hai cái cây. Khi Cát Niên đọc thư, thình thoảng cô bạn cùng bàn lại liếc nhìn, cô bạn này thường hỏi: “Tạ Cát Niên, sao lần nào cậu cũng nhận được cùng một bức thư thế?”

Bọn họ đêỳ không hiểu, chỉ có Cát Niên mới phát hiện ra cái cây nhỏ vẫn dần dần cao lên, lá cây lúc đầu chỉ có năm lá, rồi mọc thành hai mươi, ba mươi lá, cây to thì nở hoa rồi lại tàn.

Có hai cây, cây lựu và cây tỳ bà, Vu Vũ và Cát Niên.

Để cho hòa đồng với tâm trạng của các thiếu nữ độ tuổi này, có lúc Cát Niên cũng quan tâm đến những câu chuyện bàn tán của mấy cô bạn ngồi gần. Ở lứa tuổi này, việc học là quan trọng nhất, mà mơ ước thì cũng nhiều nhất. Các bạn nam cùng tuổi, hơn tuổi, ai cao, ai đẹp trai, ai học giỏi, ai chơi thể thao hay… đều là chủ đề có nói cả ngày cũng không hết chuyện.

Có một lần, Cát Niên đang cắm cúi đọc Hoán hoa tẩ