80s toys - Atari. I still have
Cho anh nhìn về em – Tân Di Ổ

Cho anh nhìn về em – Tân Di Ổ

Tác giả: Tân Di Ổ

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3212735

Bình chọn: 8.5.00/10/1273 lượt.

i đi họp cũng vui mừng khôn xiết, cứ luôn miệng nói trận mắng của mình lần đó đã có hiệu quả.

Còn Vu Vũ thành tích vẫn thấp như trước đây. Cậu nói mình không phải người có thể học hành. Cát Niên cảm thấy cậu ấy thông minh hơn bất kì ai, nhưng lại không chú tâm vào chuyện học. Cát Niên nỗ lực như vậy là muốn thi vào trường Trung học số 7 tốt nhất thành phố. Vì như thế cô có thể vào sống trong ký túc xá của trường và cách xa bà bác ra.

Càng gần ngày thi lên cấp Ba, các loại kiểm tra ngày càng nhiều, các loại tiền cần nộp cũng liên tục không ngớt. Chỉ trong một tuần, Cát Niên đã hỏi xin tiền bác gái hai lần để mua tài liệu học, vì thế khi trường báo nộp lệ phí thi, Cát Niên nhớ lại những lời nói kháy của bác khi móc tiền ra mà không sao mở miệng xin nổi. Đến ngày cuối cùng nộp tiền, cô vẫn không có chỗ nào để vay, thực sự rất lo lắng, không hiểu tại sao bỗng nghĩ đến việc về nhà xin bố mẹ.

Lần cuối Cát Niên gặp bố mẹ và em trai là khoảng hơn hai tháng trước, khi cả nhà đến thăm nhà hai bác. Em trai Cát Niên biết đi rồi, nhưng chưa nhận ra được người chị này. Có lẽ khoảng cách khiến người ta thân thiết hơn, khi gặp mặt, bố mẹ cũng tỏ ra rất quan tâm đến Cát Niên.

Cát Niên hạ quyết tâm, ăn xong cơm trưa vội vàng bắt xe buýt đi vào thành phố. Sống ở ngoại ô năm sáu năm nay, mảnh sân ở Viện Kiểm sát đã trở nên xa lạ với cô.

Về nhà cần đổi tuyến xe ở trong trung tâm thành phố, đang là giờ cao điểm tan làm, tan học nên giao thông không được thông suốt lắm. Cát Niên ngồi ngẩn ra ở hàng ghế phía dưới, trước mặt là hai người cùng tuổi mặc đồng phục học sinh. Cô gái thì nói liến thoắng không ngừng nghỉ, còn cậu con trai thì đang nút tai.

Điều khiến Cát Niên chú ý là chiếc cổ áo của cậu con trai ấy. Đồng phục được mặc cách ngày, không thể nào mới được, đồng phục cảu hầu hết mọi người khi nhìn gần đều thấy hơi ố vàng. Vu Vũ cũng có thể coi là người sạch sẽ, cậu tự giặt quần áo, chưa bao giờ luộm thuộm, chất vải áo đồng phục lại chẳng ra sao, giặt nhiều sẽ bị bạc màu và mỏng đi.

Bộ đồng phục của cậu con trai trước mặt Cát Niên, từ cổ áo đến toàn thân đều là một màu trắng tinh đến không thể tin nổi, như món đồ mới vậy, cổ áo thẳng đứng, nếp là cũng nhìn rõ mồn một.

Cát Niên tặc lưỡi, chất lượng đồng phục của thành phố đúng là có khác, nhưng rồi ô lại chú ý đến cô gái ngồi cạnh cậu ta. Cô gái mặc bộ đồng phục gióng của cậu con trai kia nhưng độ sạch sẽ và sáng bình thường, không thể so sánh với áo của cậu ta.

Người nào lại cầu kỳ trong việc mặc đồng phục như thế? Theo Cát Niên thì đồng phục là thứ phải mặc đến khi hỏng không mặc nổi nữa mới thôi. Tóc sau gáy của cậu con trai cắt ngắn, đường viền tai rất hoàn hảo, dái tai to và dài. Sách nói người có dái tai to sẽ rất giàu có sung túc. Cát Niên cứ nghĩ, cứ nghĩ rồi đắm chìm vào dòng chảy tư duy của mình, sô phận của con người là do trời sắp đặt thật sao?

Cô gái trước mặt Cát Niên quả thật khiến người ta phải khâm phục, không có ai tiếp lời mà cô có thể nói một mình liên tục trong thời gian dài như vậy. Cái gọi là cảnh giới? Nó là đây. Thậm chí Cát Niên đang ngẩn ra cũng nghe lõm bõm được vài câu.

“À, cậu thật sự không biết ai nhét vào ngăn bàn cậu sao? Nét chữ ấy là của ai? Có phải người trong lớp mình không? Lớp mình có ai mà lại to gan thế chứ! Đúng rồi, cậu có thấy vẻ mặt cảu Lưu Diễm Hồng không? Cô ta tức giận lắm đấy, cứ như cậu là tài sản của cô ta ấy… cũng tốt, cho cô ta tức chết…”

Cuối cùng thì xe cũng vào bến, Cát Niên đeo cặp đứng dậy. Cô định đi qua chỗ ngồi của cậu con trai kia sẽ giả vờ vô tình quay đầu lại nhìn một cái. Chỉ là Cát Niên thấy tò mò thôi. Người có đôi tai nhiều phúc như vậy sẽ có gương mặt như thế nào đây? Liệu có giống như Phật tổ như lai không?

Nhưng ai ngờ cậu ta lại đứng dậy trước Cát Niên, nói với cô gái bên cạnh: “Tớ đến nơi rồi, tạm biệt.”

Xem ra họ cùng xuống ở một bến.

Cổng trước của khu nhà cho nhân viên Viện Kiểm sát ở cách bến xe hai trăm mét về phía trước. Cát Niên cúi đầu vừa đi vừa nghĩ lát gặp bố mẹ thì nên nói gì đầu tiên.

Bảo vệ khu đó không biết đã thay bao nhiêu người, họ không biết Cát Niên nên cô bị chặn lại.

“Cô bé tìm ai?”

“Tìm bố cháu… à, Tạ Mậu Hoa.”

Cát Niên ngoan ngoan trả lời, lúc ấy cô lại thấy “đồng phục cổ trắng” vào trong một cách thuận lời, nghe thấy bảo vệ chào còn quay đầu lại nhìn. Nhưng cậu ta quay nhanh quá cô không nhìn rõ được mặt. Không ngờ cậu ta cũng sống ở đây, chưa biết chừng còn là con của đồng nghiệp bố mình. Cát Niên rời khỏi đây đã lâu quá rồi, chắc chắn có nhiều người mới đến, những bạn học cũ cũng không biết giờ thế nào rồi.

Bảo vệ cho Cát Niên vào, cô men theo con đường có bóng mát đi qua tòa nhà làm việc rồi nhà trẻ. Năm kia Tạ Mậu Hoa chuyển khỏi khu nhà ống cũ sang nhà mới được phân, Cát Niên đến đây cũng chỉ một hai lần, mong là đi không nhầm đường.

Đang là giờ nghỉ trưa nên đường cũng vắng người. Đi một lúc mà “đồng phục cổ trắng” vẫn đi phía trước Cát Niên. Cát Niên lâu ngày mới về nhà, lại là vì tiền, càng về gần nhà thì lại càng thấy lo, bước đi càng nặng nề, do dự nê