
ong tay ra. Cô Thái thở phào, cô biết mình đã thuyết phục được cô bé.
“Cháu uống say, sợ bố mẹ mắng không dám về nhà, miễn cưỡng lên taxi vào nhà nghỉ, gần bảy g
iờ mới rời khỏi đó. Vì lo cho Vu Vũ, cháu tìm đến cửa hàng của Lâm Hằng Quý, gọi điện thoại cứu ông ta rồi tìm thấy Vu Vũ ở nghĩa trang liệt sĩ. Cháu khuyên cậu ta tự thú nhưng cậu ấy không nghe và hai người cãi nhau. Hàn Thuật chơi ở quán điện tử cả đêm ra ngoại ô hít thở không khí, nhìn thấy bạn cùng học, lo cháu xảy ra chuyện nên tiến đến ngăn cản. Vu Vũ phát bệnh, trượt chân ngã xuống cầu thang, đây chính là toàn bộ sự thật.”
Có lẽ số mệnh đã sắp đặt, hôm sự việc xảy ra ông chủ nhà nghỉ không biết đã đi đâu. Nghe nói ông ta vốn là người ham mê cờ bạc. Khi cơn nghiện cờ bạc phát tác sẽ đến một tụ điểm nào đó, một khi chơi là phải mười ngày, chưa thua đến xu cuối cùng thì chưa về.
Trước khi tìm thấy nhân chứng quan trọng nhất của vụ án, do Vu Vũ đã chết, là nghi phạm duy nhất của vụ cướp của Lâm Hằng Quý sáng sớm ngày 14 tháng 8, Cát Niên bị công an ra lệnh bắt với tội danh liên quan đến vụ cướp. Thông qua điều tra đối chiếu, dấu vân tay, dấu chân và chiếc tất dính máu Lâm Hằng Quý của Cát Niên đều khớp với những chứng cứ thu thập được ở hiện trường. Thêm nữa, trong trình tự phân biệt nghi can, người nông dân kia đã dễ dàng nhận ra dáng vẻ sau lưng của Cát Niên, còn cả lời khẳng định của Lâm Hằng Quý, tình hình của Cát Niên không được lạc quan. Cùng lúc đó, công tố viên Thái luôn điều động hết nhân lực trợ giúp cảnh sát tìm kiếm ông chỉ nhà nghỉ. Ngoài Hàn Thuật và Cát Niên ra, không ai biết tại sao cô lại tận tâm với nghi can không quen thân này đến vậy.
Trong thời gian tạm giam, Hàn Thuật nhiều lần muốn thăm Cát Niên nhưng đều không được. Cậu liên tiếp gửi đồ vào, nào là quần áo, đồ dùng hàng ngày, sách báo, thư từ… cái nào cũng bị trả lại trong tình trạng chưa hề được động vào, chỉ trừ tấm ảnh Phương Chí Hòa chụp khi trao giải cầu lông, trong ảnh có Hàn Thuật, Cát Niên, Vu Vũ và Trần Khiết Khiết.
Hàn Thuật nghe nói Trần Khiết Khiết lại bỏ nhà ra đi, chưa kịp rời khỏi thành phố thì bị người nhà bắt lại. Trong một thời gian rất, rất dài không ai gặp, không ai biết tin gì về cô ta. Cô ta như một giọt nước đã bốc hơi.
Một tháng sau, ông chủ nhà nghỉ mà công tố viên Thái và cảnh sát khổ sở tìm kiếm bất ngờ chủ động đến gặp cảnh sát. Ông ta nói nghe người nhà nhắc đến chuyện này, đồng thời đồng ý làm nhân chứng. Lúc này, công tác thu thập bằng chứng cơ bản kết thúc, đợi ngày chính thức xét xử tại tòa án khu Tây thành phố.
Trước khi ra tòa, Hàn Thuật vẫn luôn cảm thấy không an tâm, hỏi đi hỏi lại cô Thái: “Mẹ nuôi, ông ta có đáng tin không?”
Công tố viên Thái nói: “Ông ta là loại người trong mắt chỉ có tiền. Nhưng con yên tâm, mẹ đã sắp xếp ổn thỏa rồi. Ông ta cũng thừa nhận đã từng chào hỏi Cát Niên sáng hôm đó nên vẫn còn ấn tượng.”
Ngày ra tòa, người đến xem không nhiều, ngay bố mẹ của Cát Niên cũng không một người có mặt. Từ ngày Cát Niên xảy ra chuyện, họ đã tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ với đứa con này, coi như nó đã chết. Đây chẳng qua là một vụ án bình thường, một thiếu niên sắp đến bước đường cùng cướp của một ông chủ cửa hàng bình thường, sau khi hại người đã ngã chết trong khi chạy trốn, chẳng có gì đáng chú ý, cũng chẳng chiếm nhiều diện tích trên trang nhất những tờ báo hàng ngày đăng các tin giật gân như gà trống đẻ trứng. Còn lại Cát Niên, vốn sống ở một góc bị người ta bỏ quên, trừ thân phận tân sinh viên của cô từng gây ra những lời bàn tán, người ta rất nhanh đã quên chuyện này, hoặc có thể là chưa bao giờ nhớ.
Yêu ghét, tranh giành, ích kỷ, dục vọng, máu và nước mắt trong đó thật nhỏ bé giữa cái thế giới rộng lớn này.
Sau một tháng tạm giam, Cát Niên đơn độc đứng trên bục bị cáo, cảm giác duy nhất người ta cảm nhận được chỉ là “mờ nhạt”. Lông mày mờ nhạt, thần sắc mờ nhạt, cơ thể mờ nhạt. Rõ ràng cô ở vị trí trung tâm nhất của tòa án, nhưng giống như một cái bóng xám xịt mà mơ hồ, dường như chỉ một cơn gió thổi qua là tan thành mây khói.
Trước đó những thủ tục dài dòng cứ như cây đèn cù, quan tòa công bố các thành viên bồi thẩm đoàn, ban thư ký, công tố viên, người biện hộ, danh sách nhân viên giám định và quyền lợi của các bên.
Cát Niên không mời luật sư, người biện hộ của cô là một thanh niên trẻ do công tố viên Thái sắp xếp cho cô. Người biện hộ và nhân viên công tố bắt đầu tranh luận về điều khó tranh cãi nhất, cũng chính là vào khoảng năm giờ sáng ngày 14 tháng 8 Cát Niên có chứng cứ xác thực là không có mặt ở hiện trường hay không. Sau đó quan tòa cho phép ông chủ nhà nghỉ Ngọt Ngào ra làm chứng.
“Ông Trương Tiến Dân, xin hỏi, vào khoảng bảy giờ ngày 14 tháng 8 năm 1997, ông có tận mắt nhìn thấy bị cáo Tạ Cát Niên đi ra khỏi nhà nghỉ của mình, đồng thời khẳng định tối hôm trước sau khi vào nhà nghỉ bị cáo không hề rời khỏi không?”
Ông chủ nhà nghỉ có tên Trương Tiến Dân kia nheo mắt nhìn Cát Niên một lúc lâu: “Có vẻ giống.”
Từ chỗ ngồi thưa thớt phía dưới bắt đầu có tiếng rì rầm bàn tán.
“Thế là sao, cái gì gọ