
g bạc và các thứ đồ vật đến. Họ truyền lệnh của Quí phi, vì người nhà chịu khó thăm hỏi, nên đều có ban thưởng. Bọn Giả Xá và Giá Chính thưa lại Giả mẫu. Mọi người tạ ơn xong, bọn thái giám uống trà rồi ra về. Mọi người vào nhà Giả mẫu, cười nói một hồi, bỗng thấy một bà già ở ngoài vào trình:
- Có người hầu nhỏ bên nhà ông Cả sang mời ông Cả về có việc cần.
Giả mẫu liền gọi Giả Xá:
- Anh về đi thôi.
Giả Xá vâng lời ra về.
Giả mẫu chợt nhớ đến, rồi cười nói với Giả Chính:
- Trong lòng Quý phi rất nhớ đến Bảo Ngọc, hôm trước còn hỏi riêng về nó đấy.
- Nhưng mà Bảo Ngọc không chịu chăm học, làm phụ lòng tốt của Quý phi.
- Thế mà ta lại nói tốt cho nó, bảo là gần đây nó đã làm được văn bài.
- Làm gì mà được như lời bà nói.
- Các anh thường hay gọi nó đi làm thơ, làm văn, chẳng nhẽ nó không làm được à? Bọn trẻ con phải dạy bảo từ từ chứ. Người ta hay nói "Người béo đâu phải tự một miếng ăn".
Giả Chính nghe vậy, liền cười lấy lòng Giả mẫu nói:
- Bà nói rất phải.
- Nhắc đến Bảo Ngọc, ta còn có việc này bàn với anh: Bây giờ nó đã lớn rồi, các anh cũng cần phải để ý xem con bé nào tốt hỏi sẵn cho nó. Đó cũng là việc lớn trọn đời của nó. Đừng kể bà con xa gần, hay là giàu nghèo gì cả, chỉ cần biết rõ người con gái ấy tính nết hiền lành, mặt mũi xinh đẹp là được.
- Bà dặn bảo rất phải, nhưng có một điều: Nó muốn có vợ cho tốt, thì trước hết phải học hỏi cho nên người mới được; nếu không, cứ dở trăng dở đèn, lại làm nhầm nhỡ con gái nhà người ta, chẳng đáng tiếc sao?
Giả mẫu nghe vậy, trong lòng không vui, liền nói:
- Kể ra thì cứ mặc các người là cha mẹ lo liệu cho nó, cần gì đến ta phải bận lòng? Nhưng ta nghĩ, thằng Bảo từ nhỏ ở với ta, ta không khỏi quá nuông chiều, làm nhỡ việc lập thân của nó, cái đó cũng có đấy; có điều ta xem nó mặt mày cũng xinh đẹp, tính tình lại thật thà, vị tất đã phải là hạng người vô dụng, đến nỗi làm hại con gái nhà người ta. Không rõ có phải là ta thiên vị hay không, chứ xem ra thì nó có khá hơn thằng Hoàn. Chẳng biết các người xem thì như thế nào?
Mấy câu nói ấy làm Giả Chính áy náy, vội vàng cười, nói:
- Bà xem người nhiều, đã nói nó khá, có phúc phận, chắc là không sai. Nhưng vì con hơi nóng vội cho nó nên người, có thể trái câu nói của người xưa hóa ra "không ai biết cái tốt của con mình" 1 chăng?
Giả mẫu nghe vậy phì cười, mọi người cùng cười theo.
Giả mẫu lại nói:
- Bây giờ anh cũng đã có tuổi, lại làm quan, cố nhiên là trải đời nhiều, càng chín chắn hơn.
Nói đến đó, Giả mẫu nhìn Hình phu nhân và Vương phu nhân rồi cười:
- Khi con trẻ tuổi, tính tình anh ấy thật là kỳ quặc gấp mấy Bảo Ngọc kia đấy. Mãi đến khi lấy vợ, mới hơi hiểu việc đời. Thế mà hây giờ cứ trách cháu Bảo, ta xem cháu Bảo so với anh ấy thì còn biết người biết của hơn đấy.
Hình phu nhân, vương phu nhân đều cười, nói:
- Bà lại nhắc chuyện buồn cười đấy?
Chợt có a hoàn nhỏ đi vào bảo Uyên Ương:
- Cơm chiều đã sửa soạn xong rồi, xin cụ bà cho dọn ở đâu?
Giả mẫu nói:
- Thế thì tất cả về ăn cơm đi, chỉ để cháu Phượng và chị Trân ở đây ăn với ta thôi.
Giả Chính, Hình phu nhân, Vương phu nhân đều vâng lời. Chờ dọn cơm xong, Giả mẫu lại giục một lần nữa, họ mới ra về.
Hình phu nhân về nhà, Giả Chính và Vương phu nhân thì về phòng mình. Nhắc lại lời nói vừa rồi của Giả mẫu, Giả Chính nói:
- Bà thương yêu Bảo Ngọc như thế, chúng ta phải làm cho nó thành một người có thực học, mai sau có thể thành đạt nên người, mới không uổng công bà thương yêu nó, và cũng không đến nỗi làm hại con gái nhà người ta.
- Ông nói rất phải.
Giả Chính liền sai a hoàn trong nhà chuyển lời ra bảo Lý Quý:
- Bảo Ngọc đi học về, để nó ăn cơm xong rồi qua đây, ta có việc muốn hỏi.
Lý Quý vâng lời.
Bảo Ngọc đi học về, định qua hỏi thăm sức khoẻ, thấy Lý Quý nói:
- Ông lớn dặn cậu Hai chưa cần sang bên nhà vội, hãy cứ ăn cơm đã rồi hãy sang. Nghe nói còn có chuyện gì muốn hỏi cậu đấy.
Bảo Ngọc nghe vậy, trong bụng lại lo thầm, đành phải đến gặp Giả mẫu, rồi về vườn ăn cơm ngay. Ăn uống qua quít cho xong, Bảo Ngọc vội vàng súc miệng rồi sang ngay bên nhà Giả Chính.
Lúc này Giả Chính đang ngồi ở thư phòng. Bảo Ngọc vào hỏi thăm sức khỏe, rồi đứng hầu một bên.
Giả Chính hỏi:
- Mấy hôm nay ta bận việc nên quên bẵng, không hỏi mày. Hôm nọ mày nói thầy học bảo mày giảng sách một tháng rồi sau đó sẽ cho mày bắt đầu làm bài; nay tính ra đã gần hai tháng. Thế thì mày đã làm bài hay chưa?
- Đã làm được ba bài. Thầy nói: Hãy khoan trình với cha, làm cho khá rồi sẽ thưa lại. Vì thế, hai hôm nay, con không dám thưa.
- Đầu bài như thế nào?
- Một đầu bài là: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học"; một đầu bài là: "Nhân bất tri nhi bất uẩn"; một đầu bài nữa là: "Tắc qui Mặc" 2
- Mày có bản nháp không?
- Bài nào cũng viết sạch, thầy lại chữa lại.
- Mày đem về nhà hay để ở trường?
- Để cả ở trường ạ.
- Cho người lấy về đây ta xem.
Bảo Ngọc vội vàng sai người bảo Bồi Dính đến trường:
- Trong ngăn bàn của ta có một tập giấy mỏng, ngoài đề hai chữ "bài làm" là đúng. Mày cầm về đây mau.
Đi một lát, Bồi Dính cầm tập giấy đưa cho