XtGem Forum catalog
Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 3210810

Bình chọn: 8.00/10/1081 lượt.

ày trận được người thích hơn.

Giả Chính viết ra. Mọi người đều nói:

- Câu thứ ba thật là cổ kính, rất haỵ Câu thứ tư kể xuôi, rất đắc thể.

Giả Chính nói:

- Thôi đừng khen nhảm nữa, hãy xem câu chuyện thế nào?

Bảo Ngọc đọc:

Mắt nào thấy nổi cơn gió bụi,

Trước bóng đèn đã rọi quân trang.

Mọi người nghe xong hai câu đều nói:

- Hay! Dưới câu "Mắt nào thấy nổi cơn gió bụi", lại nói luôn câu "Trước bóng đèn đã rọi quân trang", dùng chữ dùng câu đều thần diệu cả!

Bảo Ngọc lại đọc:

Miệng hò, sặc những mùi hương,

Mềm tay gươm, tuyết dao sương ngượng ngùng.

Mọi người nghe xong đều vỗ tay cười nói:

- Càng như vẽ ra ấy! Chắc cậu Bảo hồi ấy cũng ở đấy, được nhìn rõ vẻ yêu kiều và ngửi thấy cả mùi hương của họ chứ gì? Nếu không sao lại tả đúng được như thế?

Bảo Ngọc cười nói:

- Người khuê các tập võ, dù khỏe đến đâu cũng không bằng được con trai. Không nói thì cũng biết rõ cái dáng yếu ớt nhút nhát rồi.

Giả Chính nói:

- Mày không đọc tiếp ngay đi! Lại còn ngồi nói lẻm.

Bảo Ngọc đành phải nghĩ một lúc rồi đọc:

Hạt đinh h% Tế Tình Văn xong, thấy trong bóng hoa có tiếng người, Bảo Ngọc giật nẩy mình. Nhìn kỹ chẳng phải ai lạ, chính là Đại Ngọc hớn hở cười nói:

- Bài văn tế rất mới lạ! Có thể cùng truyền với bài bia Tào Nga 1 được đấy.

Bảo Ngọc nghe xong đỏ mặt lên cười:

- Tôi nghĩ lối văn tế hiện giờ quen thuộc quá rồi nên đổi làm thể mới. Chẳng qua tôi làm đùa một lúc đấy thôi, ngờ đâu em lại nghe thấy. Có câu nào dở lắm, em sửa đổi lại cho.

Đại Ngọc nói:

- Bài nháp của anh để đâu em phải xem kỹ mới được. Bài dài như thế em chẳng biết anh nói những gì. Chỉ nghe ở giữa bài có hai câu "Trong màn lụa đỏ, chàng nọ tình sâu; dưới bãi đất vàng, gái kia bạc mệnh". Hai câu đối nhau ý thì hay đấy, nhưng "trong màn lụa đỏ", chữ tục và không xứng. Hiện có sự thực ngay trước mắt, sao anh không dùng?

- Sự thực gì ở trước mắt?

- Hiện nay cửa sổ của chúng ta đều che bằng thứ sa màu ráng trời, sao không nói "trước song sa đỏ, chàng nọ đa tình".

Bảo Ngọc dậm chân cười nó:

- Hay lắm, hay lắm! Chỉ có em mới nghĩ ra được, nói ra được.Thế mới biết xưa nay trong thiên hạ cảnh đẹp việc hay sẵn có rất nhiều, chỉ vì chúng tôi là người ngu không nghĩ ra được đấy thôi. Nhưng có một việc, tuy câu ấy đối thế thì hay thực, nhưng em nói thế còn được, chứ tôi thì không dám đương nổi.

Nói xong lại luôn miệng "không dám".

Đại Ngọc cười nói:

- Có hại gì? Cửa sổ của em tức là cửa sổ của anh, việc gì phải phân biệt như thế? Chỉ tổ làm cho thêm xa lạ mà thôi. Đời xưa người khác họ hoặc người giữa đường vẫn cùng nhau "cưỡi con ngựa béo, mặc áo cừu nhẹ, đến rách cũng không phàn nàn" 2 huống chi là chúng ta?

Bảo Ngọc cười nói:

- Nói về tình kết giao thì không những "ngựa béo, áo cừu" dẫu đến "vàng bạc châu báu" cũng không nên "suy bì tẩn mẩn", nhưng quyết không thể nào sỗ sàng với các bạn khuê các được. Bây giờ tôi đổi chữ "chàng nọ" "gái kia" đi, coi như là bài của em tế thì lại càng haỵ Xưa nay em đối với cô ấy rất tử tế nên thà bỏ cả bài văn tế này đi chứ quyết không thể bỏ cái câu "trước song sa đỏ" được. Chi bằng đổi lại là "trước song sa đỏ, tiểu thư đa tình; dưới bãi đất vàng, a hoàn bạc mệnh". Nếu được như thế, tuy không dính dáng gì đến, tôi cũng thỏa lòng.

- Cô ấy không phải là a hoàn của em, sao dùng được câu ấy? Những chữ "tiểu thư" "a hoàn" nghe cũng không được nhã. Chờ đến khi Tử Quyên chết, em sẽ dùng câu ấy cũng chưa muộn.

- Sao em lại rủa cô ấy thế?

- Chính anh rủa, chứ em có rủa nó đâu.

- Tôi nghĩ ra rồi, đổi thế này thì ổn: "Trước song sa đỏ, tôi thực vô duyên; dưới bãi đất vàng, cô sao bạc mệnh!"

Đại Ngọc nghe xong, đổi ngay nét mặt, trong bụng rất hồ nghi, nhưng không để lộ ra ngoài nét mặt. Vội mỉm cười gật đầu khen hay và nói:

- Hay đấy. Thôi đừng đổi nhảm nữa, mau về mà làm việc đi. Vừa rồi mợ sai người tìm anh, bảo là sáng sớm mai phải sang bên nhà cậu Cả. Cô Nghênh Xuân đã có người đến hỏi, có lẽ ngày mai họ đến, vì thế mợ bảo các anh sang.

- Việc gì phải vội thế? Người tôi không được khỏe, chưa chắc ngày mai đã đi được.

- Lại giở trò rồi! Em khuyên anh phải sửa đổi cái tính nết ấy đi. Chả gì cũng đã lớn rồi.

Vừa nói, Đại Ngọc vừa ho sù sụ. Bảo Ngọc nói:

- Ở đây gió lạnh, chúng ta cứ đứng mãi, nhỡ bị cảm lạnh thì không phải chuyện chơi đâu. Thôi đi về đi.

- Em cũng về nghỉ đây, ngày mai lại gặp.

Nói xong liền theo đường khác quay đi. Bảo Ngọc đành phải lẩn thẩn trở về. Chợt nghĩ không có người theo Đại Ngọc, liền sai a hoàn nhỏ đưa đi. Rồi một mình về viện Di Hồng, quả có bọn vú của Vương phu nhân đến bảo sáng sớm mai phải sang nhà Giả Xá, đúng như lời Đại Ngọc vừa nói.

Giả Xá đã hứa gả Nghênh Xuân cho nhà họ Tôn. Họ Tôn người ở phủ Đại Đồng, ông cha xuất thân quan võ, là môn sinh của hai phủ Vinh, Ninh ngày trước, kể ra cũng là chỗ thân. Hiện giờ nhà họ Tôn chỉ có một người ở Kinh tập chức chỉ huy, người ấy tên là Tôn Thiệu Tổ, mặt mũi khôi ngô, thân thể hùng tráng, theo nghề cung mã, giao thiệp tinh khôn, chưa đầy 30 tuổi, nhà lại giàu có, hiện đương hậu bổ ở bộ binh để đợi thăng chức.