XtGem Forum catalog
Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 3211240

Bình chọn: 8.00/10/1124 lượt.

gày sinh tháng đẻ cùng tình cảnh gia đình của Bảo Cầm. Tiết phu nhân biết ý, có lẽ lại muốn dạm hỏi cho Bảo Ngọc đây, trong bụng cũng rất vui, nhưng đã trót hẹn gả cho nhà họ Mai rồi; vì Giả mẫu chưa nói rõ, nên tự mình cũng không tiện nói ra, cứ nửa kín nửa hở nói với Giả mẫu:

- Tiếc rằng cháu nó kém phúc! Cha cháu mất năm trước rồi. Từ bé cháu vất vả nhiều, theo cha đi khắp đó đây, hễ nó buôn bán ở đâu là đem gia quyến đi theo. Năm nay chơi tỉnh này một năm, sang năm chơi tỉnh khác mấy tháng, vì thế trong nước mười phần cháu đi tới năm sáu. Mấy năm trước đây, cha cháu đã hứa gả cháu cho con quan hàn lâm họ Mai. Năm sau cha cháu mất, rồi mẹ cháu lại bị bệnh suyễn…

Chưa chờ dứt câu, Phượng Thư đã thở dài giậm chân nói:

- Thực không may! Tôi đang định làm mối cho cô ấy, đã lại nhận lời người khác mất rồi!

Giả mẫu cười hỏi:

- Cháu muốn làm mối cho ai?

- Bà không cần phải nghĩ nữa. Trong bụng cháu đã nhằm sẵn rồi. Hai người ấy xứng đôi lắm. Nhưng bây giờ đã có người khác hỏi, nói cũng vô ích, thà chẳng nêu ra cho xong.

Giả mẫu cũng biết ý Phượng Thư, thấy đã gả cho người khác nên không nói nữa. Mọi người lại nói chuyện phiếm một lúc mới về.

Hôm sau tạnh tuyết. Ăn cơm xong, Giả mẫu lại dặn Tích Xuân:

- Bất cứ lạnh hay ấm, cháu phải vẽ đi, cuối năm chưa xong cũng được. Có điều cần nhất là cháu phải theo đúng cảnh Bảo Cầm cùng a hoàn và hoa mai, mà vẽ thêm vào đấy.

Biết là khó, Tích Xuân cũng vẫn phải nhận lời. Một lúc, mọi người đến xem, thấy Tích Xuân đang ngồi thừ người ra. Lý Hoàn cười bảo mọi người:

- Chúng ta hãy nói chuyện với nhau, để cho cô ấy nghĩ. Hôm nọ cụ bảo phải làm mấy bài thơ đố đèn, về đến nhà không ngủ được, tôi đã đặt hai câu đố về "Tứ thư". Còn cô Ỷ và cô Văn mỗi người cùng đặt hai câu.

Mọi người đều cười nói: "Cái đó cần phải làm. Chị hãy nói trước để chúng tôi đoán".

Lý Hoàn cười đọc:

- Quan âm vị hữu thế gia truyền 5, đố một câu ở trong "Tứ thư".

Tương Vân liền đọc câu:

- Tại chỉ ư chí thiện 6

Bảo Thoa cười nói:

- Cô hãy nghĩ nghĩa ba chữ thế gia truyền đã rồi hãy đoán.

Lý Hoàn cười nói:

- Nghĩ nữa đi.

Đại Ngọc cười nói:

- Tôi đoán nhé. Có phải là câu "tuy thiện vô trưng" 7 hay không?

Mọi người đều cười nói:

- Câu ấy phải đấy.

Lý Hoàn lại đọc:

- Cỏ xanh ao nọ gọi tên gì?

Tương Vân nói:

- Nhất định là "lau sậy" có đúng không?

- Cô đoán tài đấy. Còn câu của cô Văn là "Nước trôi bên đá dòng càng lạnh", đố tên một người xưa.

Thám Xuân cười hỏi:

- Có phải là Sơn Đào 8 không?

- Đúng đấy.

Lý Hoàn lại nói:

- Câu đố của cô Ỷ là một chữ "huỳnh" (đom đóm), đoán ra một chữ.

Mọi người đoán một lúc, Bảo Cầm nói:

- Chữ này ý tứ rất sâu. Không biết có phải chữ "hoa" là hoa cỏ không 9?

Lý Ỷ cười nói: "Phải đấy".

Mọi người hỏi: "Đom đóm với hoa có liên can gì với nhau?"

Đại Ngọc cười nói:

- Hay lắm! Đom đóm không phải là cỏ hóa ra à?

Mọi người hiểu ý, đều cười nói: "hay"

Bảo Thoa nói:

- Những câu này tuy hay đấy, nhưng không hợp với ý cụ. Chi bằng chúng ta tìm những vật gần gũi dễ trông thấy để người nhã hay người tục đều thưởng thức được cả mới vui.

Mọi người đều nói

- Cũng nên làm câu đố những vật gì gần gũi dễ thấy mới phải.

Tương Vân nghĩ một lúc, cười nói:

- Tôi đặt một khúc hát "điểm giáng thần" 10 thật là một vật tục, các chị thử đoán xem. - Nói xong liền đọc:

Suối khe nỡ bỏ mà đi,

Bụi hồng nào có thú gì mà chơi?

Hão huyền danh lợi một đời.

"Việc sau" thôi thế thì thôi còn gì.

Mọi người đều không hiểu, nghĩ một lúc, có người đoán là ông sư, có người đoán là đạo sĩ, có người đoán là con rối. Bảo Cầm cười một lúc rồi nói:

- Không đúng cả. Tôi đoán trúng rồi, nhất định là con khỉ nuôi để làm trò chơi.

Tương Vân cười nói: "Đúng đấy".

Mọi người nói:

- Câu đầu đúng, nhưng câu cuối cùng cắt nghĩa thế nào?

Tương Vân nói:

- Con khỉ nào để chơi mà chẳng chặt đuôi?

Mọi người đều cười nói:

- Nó đặt câu đố cũng lắt léo kỳ quái quá!

Lý Hoàn nói:

- Hôm qua bà dì nhân nói cô Cầm trải đời nhiều, đi đây đi đó cũng nhiều, cô cần phải làm câu đố. Vả chăng làm thơ cô lại hay, tại sao không biên mấy câu đố để cho chúng tôi đoán?

Bảo Cầm nghe nói, gật đầu mỉm cười, đang nghĩ. Bỗng Bảo Thoa đọc ngay một bài:

Gỗ đàn gỗ tử chạm trồng lên.

Thợ giỏi nào đây xếp đặt nên?

Mưa gió lưng trời dù tạt lại.

Chùa đâu nghe được tiếng chuông rền?

(Là một vật gì?)

Mọi người đang đoán, Bảo Ngọc cũng lại đọc một bài:

Tiên tục hai nơi khéo viển vông,

Ngọc đâu hòa nhịp vẳng trên không.

Tiếng loan tin hạc nghe cho kỹ.

Cũng thở than đi đáp tấm lòng.

Đại Ngọc cũng đọc một bài:

Ngựa tốt cần chi phải buộc thừng?

Lên thành xuống trại dáng hung hăng,

Gió mây chuyển động tùy tay chủ,

Núi cưỡi lưng ngao cũng khó bằng.

Thám Xuân cũng có một bài, định đọc, thì Bảo Cầm chạy đến cười nói:

- Từ bé tôi đã đi nhiều nơi, đã xem nhiều cổ tích. Tôi chọn mười nơi, làm ra mười bài hoài cổ. Thơ tuy quê, nhưng ghi lại được việc trước, và ám chỉ được mười vật thường trông thấy, các chị thử đoán xem.

Mọi người nghe xong, đều nói:

- Thế càng hay lắm. Sao không viết ra cho chị em xem?

1 N