Insane
Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện ngôn tình

Lượt xem: 3210442

Bình chọn: 9.00/10/1044 lượt.

t trận. Cái hạng ranh con láo lếu coi trời bằng vung ấy, không đuổi đi để làm gì?

Bà Lại nói:

- Tôi tưởng là việc gì, hóa ra việc ấy. Xin mợ hãy nghe lời tôi: nếu nó có lỗi, đánh mắng một trận để cho nó chừa đi thì phải hơn; chứ đuổi nó đi thì quyết không nên. Nó không phải như con đẻ của tôi tớ nhà ta, mà là người hầu của bà Hai đem sang. Nếu mợ đuổi nó đi, đối với bà Hai cũng khó coi. Theo ý tôi, mợ nên đánh nó mấy roi để bận sau nó chừa đi, rồi cứ cho nó ở lại. Dù không nể mẹ nó, cũng nên nể bà Hai chứ.

Phượng Thư nghe nói, liền bảo vợ Lại Đại:

- Đã thế, ngày mai bắt nó lại đây đánh bốn mươi trượng, từ nay cấm không cho uống rượu nữa.

Vợ Lại Đại vâng lời. Vợ Chu Thụy lạy tạ đứng dậy, muốn lạy tạ cả bà Lại, nhưng vợ Lại Đại kéo lên mới thôi. Sau đó ba người cùng đi ra. Bọn Lý Hoàn cũng về trong vườn.

Đến chiều, Phượng Thư sai người mang những đỗ vẽ vào trong vườn. Bọn Bảo Thoa chọn một lúc, chỉ dùng được một nửa. Còn thiếu một nửa, liền biên vào đơn đưa cho Phượng Thư theo thế mà mua.

Một hôm, thợ vẽ bên ngoài đã hồ lụa xong, kẻ thành mẫu mang vào. Bảo Ngọc hàng ngày đến giúp Tích Xuân. Bọn Thám Xuân, Lý Hoàn, Nghênh Xuân, Bảo Thoa cũng đến chơi, vừa xem vẽ vừa họp nhau nói chuyện.

Bảo Thoa thấy trời mát, đêm lại hơi dài, liền đến bàn với mẹ mang ít đồ thêu thùa sang. Ban ngày, hai lần sang thăm Giả mẫu và Vương phu nhân, có khi lại phải ngồi tiếp chuyện cho vui. Khi rỗi lại sang bên vườn nói chuyện phiếm với chị em, vì thế bận suốt ngày, đêm lại phải thắp đèn thêu thùa đến canh ba mới ngủ.

Đại Ngọc hàng năm cứ đến kỳ xuân phân, thu phân, là bệnh ho lại phát. Mùa thu năm nay, vì Giả mẫu cao hứng quá, phải dự tiệc vui hai lần, đâm ra mệt. Gần đây bệnh ho trở lại và nặng hơn trước, vì thế không ra ngoài được, chỉ tĩnh dưỡng ở trong buồng thôi. Lúc nào buồn thì mong chị em đến nói chuyện cho khuây khỏa; đến khi bọn Bảo Thoa tới thăm, nói được dăm ba câu lại uể oải không muốn tiếp. Mọi người đều biết Đại Ngọc đương ốm, vả lại ngày thường thân thể gầy yếu, hễ buồn phiền một tí là không chịu được, vì thế dù cô ta tiếp đãi không được chu tất cũng chẳng ai trách.

Hôm ấy, Bảo Thoa đến thăm Đại Ngọc, nhân nhắc đến bệnh, Bảo Thoa nói:

- Ở đây đã mời mấy thầy thuốc, nhưng có uống cũng không thấy khỏi, chi bằng mời một danh sư khác đến chữa thì hơn. Năm nào cứ đến mùa xuân, mùa hạ lại ốm, bé đã qua già chưa đến, cứ mãi thế này thì còn ra làm sao?

- Không ăn thua gì đâu. Tôi biết bệnh tôi không thể chữa được. Không cứ lúc có bệnh, ngay lúc khỏe trông thân hình tôi cũng đủ biết.

- Chính là như thế. Cổ nhân có câu "Có ăn được cơm mới sống", nhưng ngày thường cô vẫn ăn cơm mà không bồi bổ được tinh thần khí huyết, tất không phải là việc tốt đâu.

Đại Ngọc thở dài nói:

- "Sống chết có số, phú quý ở trời", người ta muốn cũng không được! Bệnh tôi năm nay xem ra có phần nặng hơn năm ngoái.

Trong khi nói chuyện, Đại Ngọc ho đến ba, bốn lần.

Bảo Thoa nói:

- Hôm nọ tôi xem đơn thuốc của cô, thấy nhiều nhân sâm, nhục quế lắm. Tuy bảo là ích khí bổ thần, nhưng không nên dùng vị nóng quá. Cứ ý tôi, trước hết phải bình can dưỡng vị. Can hỏa mà bình thì không khắc tỳ thổ, vị khí tự khắc không có bệnh, ăn uống vào mới có thể bổ dưỡng được. Cứ mỗi sáng lấy một lạng yến sào thượng hạng hòa với năm đồng cân đường miếng, lấy cái ấm bạc đun thành cháo, nếu ăn quen còn hay hơn thuốc, nó rất tư âm bổ khí.

Đại Ngọc thở dài:

- Chị ngày thường đối với mọi người rất tốt, nhưng tôi là người đa nghi, cứ cho chị là ác ngàm. Từ hôm nọ, chị bảo tôi không nên xem sách nhảm, giờ lại khuyên tôi câu này, tôi rất là cảm động. Trước đây tôi nhầm, nhầm mãi đến bây giờ. Ngẫm nghĩ từ khi mẹ tôi chết, tôi không có anh chị em, năm nay đã mười lăm tuổi, không có một người nào dạy bảo tôi như lời chị nói hôm trước. Không trách được, cô Vân bảo chị là người tốt. Trước đây thấy cô ấy khen chị, tôi vẫn khó chịu; hôm nọ chính tôi gặp mới biết rõ. Ví như chị nói câu nào, tôi hay chấp nhặt, chị cũng không để ý, lại còn lấy những lời khuyên tôi. Thế mới biết là tự tôi nhầm. Nếu hôm nọ tôi không nhận ra, có lẽ hôm nay tôi cũng không nói với chị những câu này đâu. Vừa rồi, chị bảo tôi ăn cháo yến sào, tuy yến sào cũng dễ kiếm đấy, nhưng chỉ vì người yếu năm nào cũng mắc bệnh. Kể ra bệnh không lấy gì làm quan hệ, nhưng cũng phải mời thầy bốc thuốc, uống nhân sâm, nhục quế đủ làm nghiêng trời lệch đất rồi. Bây giờ lại giở cái món cháo yến sào mới lạ ra, bà tôi, dì tôi và chị Phượng thì chẳng nói gì đâu, nhưng đám bà già và a hoàn chắc sẽ cho tôi bới chuyện. Chị xem bọn họ thấy bà tôi thương Bảo Ngọc và Chị Phượng hơn, họ còn nhìn chòng chọc, bày chuyện nói vụng, huống chi là tôi? Vả chăng tôi không phải là chủ nhà, chỉ vì không có chỗ nương tựa, nên mới đến đây, họ đã khó chịu với tôi lắm rồi. Bây giờ tôi lại không biết điều, để cho người ta phải nguyền rủa mình nữa hay sao?

- Cô đừng nói thế, tôi cũng như cô.

- Chị sao lại ví với tôi? Chị còn có mẹ, có anh; ở nhà, chị có nhà có ruộng, đến đây lại có đất, có cửa hàng. Chị chẳng qua vì chỗ bà con nên mới