Pair of Vintage Old School Fru
Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân

Tây Du Ký – Ngô Thừa Ân

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3212852

Bình chọn: 9.00/10/1285 lượt.

ứ này có phân bốn mùa tám tiết cùng chăng? Xin hai ông cắt nghĩa cho tôi rõ .

Trần Trừng cười rằng:

– Ðây tuy là cõi biên địa, phong tục nhân vật không dám sánh với Trung Huê, song cũng đội trời chung lẽ nào không phân thời tiết!

Tam Tạng nói:

– Nếu có chia xuân hạ thu đông, sao tháng này tuyết xuống đầy sân, hơi lạnh như gần tết?

Trần Thanh thưa rằng:

– Nay tuy trong tháng bảy, song đã tới ngày bạch lộ, thì tiết khí chạy qua tháng tám rồi, nên có sương nhiều, và cũng có khí tuyết xuống .

Tam Tạng nói:

– Như vậy thì khác hơn nước tôi, vì Trung Quốc mùa đông mới có tuyết .

Giây phút gia tướng dọn cháo, chủ khách dụng xong rồi, xảy thấy tuyết sa xuống trùng trùng bằng hai khi nãy! Không bao lâu trước sân tuyết cao hơn hai thước!

Tam Tạng xem thấy nóng việc thỉnh kinh, động lòng rơi lụy!

Trần Thanh an ủi rằng:

– Xin sư phụ đừng phiền, sức tôi phụng dưỡng cơm chay dầu mấy năm cũng không thiếu, chẳng lựa là nửa năm .

Tam Tạng nói:

– Bởi ông không rõ việc khó của tôi. Nguyên trước bần tăng vâng chỉ đi thỉnh kinh, nhờ ơn thánh chúa đưa ra đến cửa ải, lại phán hỏi rằng: Ước chừng mấy năm thỉnh đặng kinh về nước? Bần tăng tâu rằng: Phòng chứng lõi ba năm. Không dè cách trở non sông, gặp nhiều tai nạn, bảy tám năm nay chưa tới cảnh phật, sợ quá lời hẹn với chúa, nên nóng nảy muôn phần! Nay tuy có phước mà gặp hai ông đãi đằng và cho ký ngụ. Hồi hôm học trò tôi làm phép ra công chút đỉnh, gọi là sự đền ơn. Tôi có ý bữa nay cậy ông giúp một chiếc thuyền, đưa qua sông lớn. Nào hay trời sa tuyết cả biết chừng nào qua khỏi sông này, chắc là trễ nải thêm nên bần tăng phiền muộn . Trần Trừng nói:

– Xin thầy đừng nóng nảy và phiền não làm chi. Ðợi ít ngày có nắng tuyết tan, anh em tôi sẽ dọn thuyền mà đưa sư phụ .

Giây phút gia tướng dọn cơm chay, bốn thầy trò lẩn bẩn tới ăn cơm bữa tối.

Xảy nghe người đi đường nói chuyện với nhau rằng:

– Cha chả là nghịch trời! Ai đời tháng tám mà tuyết sa, sông Thông Thiên nước đông thành giá!

Tam Tạng nghe nói kinh hãi hỏi rằng:

– Ngộ Không ơi! Sông Thông Thiên nước đặc thành giá, chúng ta biết tính làm sao? Trần Trừng nói:

– Chắc là trời lạnh quá, nên dựa mé nước cạn đông thành giá, chớ lẽ nào đặc hết cả sông!

Xảy nghe bộ hành hỏi thăm nhau ngoài đường rằng:

– Sông Thông Thiên đặc hết một phần dựa mé chăng?

Người khác trả lời rằng:

– Ðặc cứng cả sông như mặt kiếng, kẻ qua người lại dập dều . Ấy là loài thủy quái giả làm bộ hành, mà giục lòng Tam Tạng.

Tam Tạng nghe nói cả sông thành giá, muốn đi coi cho biết có không, liền thương nghị với đệ tử.

Trần Trừng, Trần Thanh đồng can rằng:

– Nay đã tối rồi, mai sẽ đi coi cũng không muộn .

Rạng ngày Tam Tạng bảo đồ đệ rằng:

– Thừa dịp này sông Thông Thiên thành giá, đi phức xong hơn. Các ngươi sửa sang cho kịp .

Trần Trừng, Trần Thanh đồng can rằng:

– Xin thầy đừng vội vã, đợi ít bữa có nắng tan giá, tôi sẽ dọn thuyền đưa qua sông: . Sa Tăng nói:

– Có chắc chi lời thiên hạ lưu truyền, mà thấy nhất định đi vội. Chi bằng cởi ngựa đến mé sông xem thử, liệu bề đi đặng sẽ hay .

Trần Thanh nói phải. Truyền gia tướng thắng sáu con ngựa, hai anh em đồng đi với bốn thầy trò.

Ðến mé sông thấy bộ hành qua lại đông đảo.

Tam Tạng nói:

– Thiệt tai nghe không chắc cho bằng mắt thấy, chẳng hay bộ hành đi trên giá, vì nóng nảy cớ chi?

Trần Thanh thưa rằng:

– Mé sông bên kia thuộc về nước Tây dương, còn người bộ hành bên này là kẻ buôn bán. Bởi hai bên cách sông lớn nên đồ bên này giá một lượng, đem qua bển bán tới một trăm, còn hàng hóa Tây dương chở qua bên này cũng bán mắc như vậy! Bởi vốn một mà lời trăm nên con buôn liều mạng đi trên giá coi chết sống như không; thường năm nhiều kẻ đi buôn chung, sáu bảy người chung một thuyền, hoặc mười mấy người chung một thuyền, chở hàng hóa qua sông buôn bán. Huống chi nay nước đông thành giá, khỏi sở tốn cơm ghe bè bạn mà không đi .

Tam Tạng than rằng:

– Người đời vì lợi mà chẳng tiếc thân, còn liều mình qua sông buôn bán. Huống chi ta vâng chỉ thỉnh kinh là sự trung với chùa, lại tiếc mạng hay sao? Vậy thời Ngộ Không trở về dắt ngựa và lấy đồ hành lý. Thừa dịp này nước đông thành giá, đi bộ cho mau . Tôn Hành Giả làm thinh cười chuốm chiếm.

Sa Tăng thưa rằng:

– Sự tốn hao cơm nước hai ông Trần lão chẳng phiền. Vậy xin thầy nán lại ít ngày đợi tan giá đi ghe thời chắc ý. Bởi sông Thông Thiên tới tám trăm dặm, không phải đi một ngày một bữa mà tới mé đâu, vả lại không phải mùa nước đông mà lâu tan, tại trời lạnh quá nên nước đặc, có lấy chi làm chắc mà dám đi. Nếu qua đặng hai phần sông, rủi giá tan thì khó lắm. Xin thầy đừng dục tốc làm chi!

Tam Tạng nói:

– Ngộ Tịnh sao vụng tính như vậy, mà nói ta làm chuyện cầu may! Phải chi nhằm tiết tháng Giêng tháng Hai, thì càng ngày càng nắng; chắc không lâu giá cũng phải tan. Chớ nay tiết khí chạy qua tháng Tám rồi, càng ngày càng lạnh; biết chừng nào tan giá mà chờ, hoặc là đợi sáu bảy tháng nữa? Như vậy trễ biết dường nào?

Bát Giới nói:

– Thôi thôi xin đừng bàn thấp cao, để tôi đập thử một đinh ba, thì biết giá dày mỏng. Liệu bề c