Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng

Tác giả: Tào Tuyết Cần

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3210871

Bình chọn: 10.00/10/1087 lượt.

chẳng rành rọt hơn hay sao?

Tương Vân nói rồi bỏ gói nhẫn ra, bảo:

– Chị Tập Nhân một chiếc, chị Uyên Ương một chiếc, chị Kim Xuyến một chiếc, chị Bình Nhi một chiếc. Tất cả là bốn người. Thế thì bọn trẻ con nhớ rành mạch làm sao được?

Mọi người đều cười nói:

– Quả là rõ ràng.

Bảo Ngọc cười nói:

– Vẫn mồm mép liến thoắng, chẳng chịu thua ai.

Đại Ngọc cười nhạt:

– Nếu cô ấy nói không rành mạch thì đáng đeo con “Kỳ lân vàng” thế nào được?

Nói xong liền chạy đi chỗ khác. May sao mọi người không ai nghe thấy, chỉ có Bảo Thoa bĩu môi cười. Bảo Ngọc thấy thế, hối hận mình đã lỡ lời; thấy Bảo Thoa cười, cũng cười theo. Bảo Thoa thấy Bảo Ngọc cười, vội đứng dậy, lần đến nói chuyện với đại Ngọc.

Giả mẫu bảo Tương Vân:

– Uống nước trà xong, cháu đi nghỉ một lúc, rồi đến thăm các chị cháu. Ngoài vườn mát đấy, cháu sẽ đi chơi với các chị ấy.

Tương Vân vâng lời, gói bốn cái nhẫn lại, nghỉ một lúc, rồi đi thăm Phượng Thự Bọn vú bõ, người hầu cùng đi theo. đến đó, mọi người cười một lúc, rồi sang vườn Đại Quan, vào thăm Lý Hoàn; ngồi một lát, lại sang viện Di Hồng tìm Tập Nhân. Tương Vân quay lại bảo bọn người hầu: “Các cô không phải theo tôi. Ai muốn đi thăm bà con cứ đi, để một mình Thúy Lũ theo hầu tôi là đủ”.

Mọi người vâng lời, để Tương Vân, Thúy Lũ ở lại đấy, rồi đi thăm bà con.

Thúy Lũ nói:

– Hoa sen này làm sao không nở?

Tương Vân nói:

– Chưa đến mùa.

– Cái hoa này cũng như hoa trong ao nhà ta, đó là hoa kép.

– Hoa ở đây không bằng hoa của nhà ta.

– Bên này có hoa thạch lựu bốn năm cành xúm xít lại, chùm nọ nằm chồng lên chùm kia, sao mà đẹp thế!

– Hoa cỏ cũng như người ta vậy. Khí mạch mà đầy đủ, thì càng lớn càng đẹp.

Thúy Lũ lắc đầu nói:

– Cô nói thế cháu không tin, nếu bảo rằng cây cối cũng như người ta, thì sao cháu không thấy người nào trên đầu lại mọc thêm một cái đầu nữa?

Tương Vân bật cười:

– Ta đã bảo em không nên nói nhiều, thế mà em cứ thích nói. Hỏi thế thì người ta trả lời làm sao được? Trong trời đất, vật gì cũng đều nhờ âm dương mà sinh ra, chính hay tà, kỳ hay quái, biến hoá đủ đường, cũng đều do âm dương thuận hay nghịch mà ra. Ngay những giống từ khi mới sinh, ít người trông thấy, rút cuộc đều cùng một lẽ cả.

– Nếu nói như thế thì từ khi có trời đất đều là âm dương cả à?

– Con bé này ngớ ngẩn quá! Càng nói càng bậy, thế nào lại “Đều là âm dương cả”. Vả lại, hai chữ âm dương chỉ là một, nghĩa là hết dương đến âm, hết âm đến dương, chứ không phải hết âm mới sinh ra dương, hay là hết dương mới sinh ra âm đâu.

– Thực là mơ hồ chán chết đi được! Thế nào là âm với dương? Chẳng có hình có bóng à? Cháu chỉ hỏi cô, cái hình dạng âm dương nó ra thế nào?

– Âm với dương chẳng qua là khí thôi. Nhờ có khí ấy, các vật mới thành hình chất. Ví như trời là dương, thì đất là âm; nước là âm, thì lửa là dương; mặt trời là dương, thì mặt trăng là âm.

– Phải đấy, bây giờ cháu hiểu rồi. Chẳng trách người ta gọi mặt trời là “Thái dương”, người xem số gọi mặt trăng là sao “Thái âm”, đó là lẽ thế đấy.

– A di đà phật! Bây giờ em mới hiểu ra.

– Những cái ấy có âm dương đã đành rồi, còn đến ruồi, muỗi, sâu, bọ, hoa cỏ, mảnh ngói, viên gạch cũng có âm dương cả sao?

– Cái gì mà chẳng có, ví như một lá cây cũng có âm dương khác nhau, mặt ngửa lên trời là dương, mặt úp xuống đất là âm.

Thúy Lũ gật đầu cười nói:

– Thế à! Bây giờ cháu mới hiểu. Cái quạt chúng ta cầm ở tay đây, thế nào là âm, thế nào là dương?

– Mặt phải là dương, mặt trái là âm.

Thúy Lũ gật đầu cười, còn muốn tìm mấy thứ nữa để hỏi, nhưng chưa nghĩ ra. Chợt cúi đầu nhìn thấy Tương Vân đeo cái dây có con kỳ lân vàng, liền cầm lấy cười hỏi:

– Cái này có âm dương không hở cô?

– Muông chạy, chim bay, thì giống đực là dương, giống cái là âm, cái gì mà chẳng có.

– Thế thì con kỳ lân của cô đeo đó là đực hay cái?

– Tôi cũng không biết.

– Thế thì thôi vậy. Tại sao cái gì cũng có âm dương mà chúng ta lại không có?

Tương Vân sa sầm nét mặt nói:

– Đồ ngu! Thôi cút đi, càng hỏi càng nói tầm bậy.

– Cái đó có gì mà cô không bảo cho cháu biết. Cháu cũng hiểu rồi, cô đừng vặn vẹo cháu nữa.

– Em hiểu thế nào?

– Cô là dương, cháu là âm.

Tương Vân lấy khăn lụa bịt mồm cười. Thúy Lũ nói:

– Nói đúng mà cô lại cười à.

– Đúng lắm, đúng lắm!

– Người ta thường nói chủ nhà là dương, đầy tớ là âm, ngay những lẽ thường như thế, mà em cũng không hiểu hay sao?

– Em hiểu lắm rồi.

Hai người đi đến dưới giàn hoa tường vi, Tương Vân trỏ tay bảo:

– Em xem kìa, cái gì vàng lóng lánh như đồ trang sức của ai đánh rơi.

Thúy Lũ vội chạy đến nhặt lên tay, cười nói:

– Cái này sẽ phân biệt ra được âm dương!

Nói rồi cầm con kỳ lân của Tương Vân xem. Tương Vân muốn xem cái mới nhặt được, nhưng Thúy Lũ không chịu đưa, cười nói:

– Cái này là cái bảo bối, cô không xem được đâu! Lạ chưa? ở đâu mà đến đây? Xưa nay cháu không trông thấy ở ai có cái này cả.

– Đưa tôi xem nào.

Thúy Lũ xòe tay ra cười nói:

– Đây mời cô xem.

Tương Vân nhìn xem, thì ra một con kỳ lân vàng, so với con của mình đeo vừa to vừa có văn vẻ hơn. Tương Vân nâng lấy để vào lòng bàn


XtGem Forum catalog