Polaroid
Hồng Lâu Mộng

Hồng Lâu Mộng

Tác giả: Tào Tuyết Cần

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3211031

Bình chọn: 7.5.00/10/1103 lượt.

cho cô nghe câu chuyện buồn cười: Vừa rồi chỉ vì tôi bảo không biết gì đến việc thuốc, nên anh Bảo cũng lấy làm khó chịu đấy.

Đại Ngọc nói:

– Mặc kệ anh ấy, một chốc là xong hết.

Bảo Ngọc gọi Bảo Thoa:

– Bà muốn đánh xúc xắc, không có ai, chị ra mà đánh vậy.

– Thế ra tôi chỉ vì đánh xúc xắc mà đến đây à?

Nói xong Bảo Thoa đi ngay.

Đại Ngọc nói:

– Thôi anh cũng đi đi, ở đây có con hùm, khéo nó cắn cho đấy.

Bảo Ngọc thấy Đại Ngọc vẫn cúi xuống cắt, không để ý đến mình, đành phải cười nói:

– Em nên ra đi dạo chơi, rồi về khâu cũng chưa muộn.

Đại Ngọc vẫn không trả lời. Bảo Ngọc liền hỏi đám a hoàn:

– Ai bảo cô ấy khâu thế?

Đại Ngọc thấy Bảo Ngọc hỏi bọn a hoàn, liền nói:

– Ai bảo tôi khâu thì mặc tôi, việc gì đến cậu Hai!

Bảo Ngọc muốn nói nữa, thấy có người đến báo: “Bên ngoài có người mời cậu”, liền đứng dậy ra ngay.

Đại Ngọc ngoảnh ra ngoài nói:

A di đà Phật! Khi anh trở về, tôi có chết cũng xong.

Bảo Ngọc ra ngoài, thấy Bồi Dính chạy lại nói:

– Người nhà cậu Phùng đến mời.

Bảo Ngọc biết ngay là câu chuyện hôm nọ, liền bảo: “Mang quần áo ra đây”. Rồi quay vào thư phòng.

Bồi Dính vào ngay cửa thứ hai đứng đợi người hầu. Thấy một bà già đi ra. Bồi Dính nói:

– Cậu Bảo đương ở thư phòng, chờ lấy quần áo đi chơi, bà về đưa tin ngay cho họ biết.

– Con mẹ mày! Cậu Bảo đứng ở ngoài vườn, những người hầu đều theo ra đó cả, mày lại vào đây đưa tin à?

– Bà mắng là phải, tôi thực là hồ đồ.

Bồi Dính chạy vào cửa thứ hai phía đông, gặp bọn hầu nhỏ đương đá cầu ở con đường trước cửa. Bồi Dính báo cho chúng biết. Một đứa chạy ngay đi, một chốc mang bọc quần áo đến, đưa cho Bồi Dính đem về thư phòng.

Bảo Ngọc thay quần áo xong, sai người thắng ngựa và cho bốn đứa tiểu đồng là Bồi Dính, Sừ Dược, Song Thụy, Song Thọ theo hầu. Họ đi thẳng đến nhà Phùng Tử Anh. Có người vào báo, Tử Anh ra cửa mời vào. Tiết Bàn cũng đã đến đấy từ lâu Lại có cả bọn con hát nhỏ và người hay đóng vai nữ là Tưởng Ngọc Hàm cùng kỹ nữ ở viện Cẩm Hương là Vân Nhi nữa. Chào nhau xong, mọi người ngồi uống nước.

Bảo Ngọc cầm chén nước trà cười nói:

– Hôm nọ anh nói việc “may trong không may” làm cho tôi ngày đêm nghĩ ngợi, không biết là việc gì? Hôm nay cho gọi, tôi phải đến ngay.

Phùng Tử Anh cười nói:

– Các anh thực thà quá. Chẳng qua tôi đặt lời ra đấy thôi. Nguyên tôi thành tâm sửa một tiệc rượu mời các anh, nhưng sợ các anh từ chối, nên tôi bịa ra như thế, ngờ đâu các anh lại tin là thực.

Mọi người nghe xong cười ầm lên. Tiệc bày ra theo thứ tự mời ngồi. Phùng Tử Anh trước hết bảo bọn con hát trẻ đến rót rượu, rồi bảo Vân Nhi mời ba chén.

Tiết Bàn mới uống mấy chén, bụng đã xiêu xiêu, cầm tay Vân Nhi nói:

– Cô có khúc nào mới lạ, hát cho tôi nghe, tôi sẽ uống hết một vò rượu, thế có được không?

Vân Nhi nghe nói, gẩy đàn tì bà rồi hát:

Oan nghiệt đôi nhà, khó mà gỡ ra, nhớ khi đi khỏi, vẫn áy náy đến người xạ Trai lơ sắc sảo, ai mà vẽ hệt được dáng điệu đôi tạ Nhớ đêm trước thì thào ở dưới rặng hoa trà, chị thì lấm lét, anh cố lân la, trước tam tào đem ra tra, thôi chối sao được mà!

Hát xong cười nói:

– Tôi hát xong rồi, cậu uống cả vò đi.

Tiết Bàn cười nói:

– Chưa đáng uống. Hát bài nào hay hơn kia!

Bảo Ngọc cười nói:

– Hãy nghe tôi nói đã: cứ uống bừa đi như thế, dễ say mà chẳng có thú gì. Tôi uống trước một chén lớn, rồi ra một cái lệnh mới, hễ ai không theo, phải phạt mười chén lớn, đuổi ra ngoài tiệc, bắt rót rượu mời mọi người.

Phùng Tử Anh và Tưởng Ngọc Hàm đều nói:

– Phải đấy, phải đấy!

Bảo Ngọc cầm ngay chén lớn uống một hơi hết, rồi nói:

– Bây giờ phải nói bốn chữ: “bi”, “sầu”, “hỉ”, “lạc” 1, nhưng phải tả ra thân phận người con gái, và nói rõ cớ gì mà có bốn chữ ấy. Xong rồi uống một ly rượu. Khi uống, phải hát một bài mới, đến cuối, phải tức khắc đọc một câu gì, hoặc là câu sẵn có ở trong tứ thư, ngũ kinh, hoặc là câu thơ câu đối cũ.

Tiết Bàn không chờ nói hết, đứng ngay dậy, gạt đi:

– Tôi không dự cuộc ấy đâu, đừng có tính vào đấy. Các anh định đùa tôi chứ gì!

Vân Nhi đứng dậy đẩy hắn ngồi xuống, cười nói:

– Sợ cái gì? Ngày ngày cậu chỉ biết rượu chè thôi, chẳng lẽ lại thua cả tôi nữa à? Tôi cứ việc nói. Nói phải thì thôi, không phải, chịu phạt mấy chén là cùng, có say đã chết ai? Bây giờ cậu trái lệnh, phải uống mười chén lớn rồi đành chịu đi rót rượu mời người ta à?

Mọi người đều vỗ tay khen hay quá! Tiết Bàn không làm thế nào được, đành phải ngồi xuống, nghe Bảo Ngọc nói:

Gái này thương, buổi đương xuân, trơ trọi trong buồng;

Gái này buồn, tham hầu, chàng phải xa vắng luôn!

Gái này mừng, buổi sớm soi gương đẹp quá chừng;

Gái này vui, áo xuân mỏng mảnh đánh đu chơi.

Mọi người nghe đều khen “hay”! Chỉ có Tiết Bàn vênh mặt lắc đầu:

– Không hay, đáng phạt!

Mọi người hỏi:

– Sao lại đáng phạt?

Tiết Bàn nói:

– Anh ấy nói tôi chẳng hiểu gì cả, sao lại không đáng phạt?

Vân Nhi liền dúi Tiết Bàn một cái, cười nói:

– Cứ ngồi yên, nghĩ sẵn câu của mình đi. Đến lượt mà không nói được thì phải phạt đấy.

Rồi Vân Nhi gẩy đàn theo, Bảo Ngọc hát:

Bao giờ hết, giọt lệ tương tư rơi đỏ ngòm,