Old school Swatch Watches
Chrollo, em chỉ là một người bình thường

Chrollo, em chỉ là một người bình thường

Tác giả: Mạn Không

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 328920

Bình chọn: 8.00/10/892 lượt.

dựng thẳng xếp hình quả trứng xuất hiện, chữ viết bị mờ nghiêm trọng, rất khó phân biệt, nếu không phải chuyên gia chân chính luôn luôn tìm kiếm càn quét cực kỳ cẩn thận nghiêm túc trong các hiện trường di tích thì rất khó nhận biết nó là chữ gì.

Quá trình tiến hành là phải để chuyên gia loại ngôn ngữ này làm việc trước, rồi sau đó mới bắt tay vào phiên dịch. Đáng tiếc hiện tại không có nhiều thời gian, thiếu đến mức những kiểu nhiệm vụ liên quan đến các văn vật và các tấm bia đá rất có sức nặng này cũng phải buông tha, mà nhiệm vụ chính là tìm kiếm bản đồ di tích Ruta vẫn chưa thấy bóng dáng đâu.

Di tích Ruta, không, chính xác mà nói, di tích Ruta chỉ là một trong mười đại mộ địa. Ban đầu không có khái niệm ‘mười đại mộ địa’ này, trước khi tòa di tích mộ địa thứ nhất được phát hiện, nhóm chuyên nghiệp của giới khảo cổ vẫn gọi mười đại mộ địa là “di tích Ruta”, đó là một tòa di tích trong truyền thuyết, là lăng mộ vĩ đại chỉ được ghi lại trong tư liệu lịch sử quý, là giấc mộng của rất nhiều nhà khảo cổ học, cũng là phần mộ xinh đẹp mà các nhà nghiên cứu luôn đổ xô đi tìm nhưng lại không có duyên với nó.

Người đầu tiên phát hiện ra mười đại mộ địa là một Hunter di tích rất si mê lịch sử di tích Ruta – Nina Hitari, vị chuyên gia khảo cổ vĩ đại này đã dùng mười năm để tìm và khai quật, rốt cục lúc bà ấy ba mươi bốn tuổi cũng chính là năm 1943, ở trong rừng rậm lớn với các huyễn thú nguy hiểm cấp A tìm được tòa mộ thứ nhất của mười đại mộ địa.

Nina vì cởi bỏ bí mật của mộ địa ở nên đã ở rừng rậm huyễn thú đó suốt hai mươi năm, sau đó bà ấy cùng mười một vị chuyên gia khảo cổ vĩ đại khác không ngừng cố gắng mới mở được cửa vào mộ địa và thành công dịch được cả văn tự cổ đại Babada, cũng chính là ngôn ngữ đang được dùng ở thời đại của di tích Ruta, cũng từ sự kiện đó, bọn họ đã viết một cuốn sách luận về mười đại mộ địa khiến toàn bộ giới khảo cổ chấn kinh, được tổ chức quyền uy nhất thời đó nhận định là một trong những cuốn sách luận khảo cổ giá trị nhất mọi thế kỷ.

“Có giá trị nhất à, đúng là rất rất giỏi.” Tôi vừa hồi tưởng lịch sử khai quật mộ địa vừa tập trung lực chú ý phân biệt các chữ viết dưới bàn chải.

Thế gian này, vĩnh viễn thống lĩnh là vương.

Thế gian hèn kém, vương sẽ thành thiên thu.

(Nguyên văn convert là:

Thế giới này, vĩnh thống thành vương.

Bỉ thế giới, vương đã thành miên

Toji: ta nghĩ là dịch như thế, nhưng không chắc lắm)

Đúng là một câu thơ mười phần khí phách, tiếp tục nhìn xuống, thấy bề mặt mờ dần đến khi không nhìn thấy rõ, chỗ này liền giao cho ‘siêu kính viễn vọng’ Ging đi.

Lúc ấy, lời lẽ của cuốn sách luận nổi tiếng này rất hùng hồn, chân thật, có sức thuyết phục, nó cho thấy rằng đại lượng thực vật cùng đại lượng văn tự cổ đại được dịch ra trong tòa mộ địa thứ nhất kia có thể làm vật chứng chứng minh rằng di tích Ruta chắc chắn không phải chỉ có một tòa di tích, mà là có mười tòa. Thậm chí, theo như các tư liệu hiện có, hoàn toàn có thể phỏng đoán ra quá trình khởi nguyên cùng kiến tạo của mộ địa.

Sau khi bị kinh động, các đại sư của giới khảo cổ lấy cuốn sách luận này làm cơ sở phát biểu luận điểm và được mọi đồng nghiệp công nhận. Ở niên kỉ huy hoàng sáng lạn của di tích Ruta, sau khi hoàng đế đánh thắng một phần lớn lãnh thổ, hoàng đế đã kiến tạo lăng mộ để được ngủ yên trong đó sau khi chết, dùng đại lượng quốc lực kiến tạo mười tòa lăng mộ khác nhau trên mười địa điểm hoàn toàn khác nhau trên quốc thổ rộng lớn của ông ta. Mỗi tòa lăng mộ đều được đặt phù hợp với quy trình hạ huyệt của hoàng đế cùng các vật bồi táng, so với việc nói mười tòa mộ địa có chín tòa là vì che dấu tòa duy nhất được đặt di thể vương thất mà kiến tạo thành mộ giả, không bằng nói kỳ thật đều là những bộ phận bị cố ý phân tán của di tích Ruta. Bởi vì chỉ khi tề tựu đủ “chìa khóa” trong chín tòa mộ địa thì mới tìm được tòa thứ mười trong truyền thuyết kia, nó được gọi là lăng mộ hoàng đế của di tích Ruta.

“Chìa khóa” được giấu ở Ám chính là bản đồ, tôi đột nhiên ngồi bệt xuống đất, chân đã tê rần, một giờ không ngồi rất khó xử cho nó. Tôi ngẩng đầu nhấc miệng cười nhìn cổng vòm lớn hoa lệ đến mức không có thiên lý của di tích Ám, lần đầu tiên được thấy tận mắt mộ địa này khiến tôi kích động cả người run lên, có thể đào được di tích này từ trong núi rác rưởi dày trăm mét đúng là rất rất giỏi, hơn nữa lại phải bảo toàn các bức tường có ghi lại văn tự cổ đại để phiên dịch dễ dàng, phải tiêu phí rất nhiều tâm huyết khi dọn sạch rác rưởi xung quanh do điều kiện tiên quyết là không được phá hỏng di tích, huống chi nơi này lại là Meteorcity.

Xin chào các vị, các tiền bối giới khảo cổ.

Mái vòm chống đỡ toàn bộ mộ địa di tích, trên mái vòm có khắc rất nhiều hình con chim trông cực kì xa xỉ hoa lệ nói lên rằng thời đại trong truyền thuyết kia giàu có và nhiều thứ trân quý đến mức nào.

Hoa văn rườm rà của vòm trong mắt bị một đôi con ngươi yên tĩnh che mất, nó lưu sướng như dòng nước suối dưới ánh mặt trời màu vàng nhưng lại không có chút độ ấm bao trùm.

Chủ nhân của hai tròng mắt kia hơi khom ngư