
thì bà không còn bước chân ra khỏi cửa
nữa. Tính cho tới khi Thương Trọng Tình qua đời ở tuổi hai mươi tám, thì đôi
phu thê làm cho mọi người phải ngưỡng mộ đó mới chỉ ở cùng nhau được tám năm
trời ngắn ngủi. Sau tám nắm đó là bốn mươi năm dài đằng đẵng. Trong cuộc hôn
nhân này, bà đã phải trải qua nỗi đau mất phu vong tử, đơn độc chăm nuôi dưỡng
cho đứa cháu nội bé bỏng nên người, hơn nữa lại một tay trong nom nhà cửa cho
Thương gia.
Danh tiếng của bà trên giang hồ rất lững lẫy. Bà luôn
nổi tiếng nhờ tác phong và thái độ cứng rắn. Nhiều kẻ muốn ức hiếp Thương gia
ít người mỏng lực, lại có kẻ muốn chiếm đoạt sản nghiệp của Thương gia, nhưng
tất cả đều bị bà đánh bại mà không dám bén mảng tới nữa. Đến khi Thương Dung
trưởng thành, bà cũng về ở ẩn, rất ít khi xuất hiện trước mọi người.
Khi nhắc đến tổ mẫu, khuôn mặt Thương Dung tràn đầy
cảm xúc vô cùng sùng kính và yêu thương. Có một số việc liên quan đến bà làm
cho Đường Duyệt cảm thấy không thể hiểu được. Lo lắng có gì thất lễ trước mặt
tổ mẫu, lại càng sợ mình không phải là người mà tổ mẫu yêu thích, nên Đường
Duyệt hồi hộp tới mức sác mặt cũng thay đổi.
Thương Dung mỉm cười nhẹ hôn lên tóc nàng, chàng nói:
“Nàng không cần phải lo lắng, tổ mẫu sẽ thích nàng”.
Sẽ thích ư? Đường Duyệt mỉm cười đau khổ, người ghét
nàng trên đời này đã có quá nhiều rồi. Nàng thực sự đã sớm mất lòng tin vào bản
thân.
Thương Dung an ủi nói: “Nàng yên tâm, tổ mẫu rất dễ
nói chuyện, chỉ có điều…”, chàng ngừng lại một lát, trong nụ cười có chút gì đó
đau thương, “Chỉ có điều gần đây sức khỏe của tổ mẫu không được tốt lắm”.
Ngay từ phút đầu tiên gặp lão phu nhân của Thương gia,
Đường Duyệt đã chú ý tới nụ cười của bà. Nụ cười của Thương lão phu nhân làm
cho Đường Duyệt lần đầu tiên có mong muốn được gần gũi người khác.
Thương lão phu nhân tuy hơi nặng tai, mắt cũng đã mờ,
nhưng khi người khác nói chuyện, bà luôn chăm chú lắng nghe, mỉm cười, trầm
tĩnh mà ôn hòa. Vậy mà không đợi cho Đường Duyệt và lão phu nhân nói một, hai
câu chuyện đã có người vào bẩm báo có khách đến thăm. Hóa ra là sau khi tin
Thương đại công tử đưa tân nương về được truyền đi, thì những gia tộc nổi tiếng
trong thành vốn có quan hệ qua lại với Thương gia đã vội vàng mang lễ vật đến
cầu kiến. Cầu kiến chẳng qua chỉ là cái cớ. Thực ra họ muốn xem mặt tân nương
mà công tử của Thương gia vẫn chờ đợi để rước về cuối cùng sẽ thế nào. Nhất là
những người trước đây đã từng thưa chuyện với Thương gia mà bị cự tuyệt, cố
gắng kiễng chân nghển cổ để vào xem cho bằng được.
Những người này đều là những nhân vật quan trọng trong
thành, có quan hệ qua lại với Thương gia, không thể không tiếp. Thương Dung
không còn cách nào đành phải cười đau khổ rồi nói nhỏ với Đường Duyệt: “Cho dù
bọn họ có nói gì thì nàng cũng đừng để ý nhé, mọi việc đã có ta lo”.
Giọng chàng rất nhẹ nhàng, nhưng rõ ràng lại mang đậm
ý nghĩa che chở. Đường Duyệt đỏ mặt, chỉ vì nàng cảm thấy mọi người đều đã nghe
thấy những gì Thương Dung vừa nói. Một a hoàn với hai bím tóc hai bên bụm miệng
cười thầm, ngay cả Thương lão phu nhân cũng cười hà hà nhìn hai người bọn họ.
May là lão phu nhân nặng tai, chắc là không nghe rõ
đâu, Đường Duyệt nghĩ thầm.
Sau khi những vị khách đó từng người, từng người một
vào cầu kiến, Đường Duyệt đã không còn tâm trạng như vậy nữa. Trước đây tại
Đường Gia Bảo, nàng không quen với những chỗ đông người, nếu có việc gì thường
một mình trốn đi, nhưng trong phòng khách của Thương gia, tất cả mọi người đầu
vì nàng mà nhào tới nên không thể trốn đi đâu được. Hơn nữa làm như vậy cũng
không lịch sự cho lắm…
Nhận thấy những phu nhân ngồi đối diện nhìn mình với
ánh mắt dò xét không mấy thiện cảm, Đường Duyệt đành phải quay mặt đi, nhìn mà
như không thấy. Vậy mà vết sẹo đáng sợ trên mặt nàng lại nổi lên rõ mồn một, làm
cho những người đối diện cứ ồ lên từng đợt.
Thương Dung đứng dậy, chắn trước mặt Đường Duyệt nói:
“Tiểu Duyệt đường xa tới đây, trên đường đã rất mệt rồi. Ta xin đưa nàng đi
nghỉ, mong các vị lượng thứ”.
Đại phu nhân của Hạ gia lúc đó cười nói: “Thương công
tử nhỏ nhen qua đấy. Chúng ta khó có dịp đến đây, lại là đến xem mặt tân nương.
Cô ấy là người bằng xương bằng thịt, không phải là đúc bằng đường, để chúng ta
nhìn là sẽ chảy ra sao?”.
Những vị phu nhân khác cũng hùa theo. Thế là các phu
nhân trong phòng khách cứ nhao nhao bình phẩm. Thương Dung bình tĩnh nói: “Sau
khi Đường Duyệt thành thân với ta, chắc chắn sẽ có nhiều dịp để gặp gỡ mọi
người. Còn bây giờ xin các vị hãy nhường đường”.
Trong thiên hạ, khó ứng phó nhất chính là đàn bà, đặc
biệt là một nhóm đàn bà, cho dù bản thân võ nghệ cao cường, tài trí hơn người,
thân thế giàu sang cũng phải bó tay với đám đàn bà không thể nói lý lẽ này.
Bất kể Thương Dung có nói thế nào đi nữa, đám phu nhân
đó cũng không chịu giải tán. Thậm chí còn có một nàng dâu đứng lên lấy ghế kê
vào bậc cửa ngồi, có ý tuyệt đối không chịu thả người. Thương Dung vốn không
phải không có cách gì để đối phó với bọn họ, mà chỉ vì