Duck hunt
Thủy Hử Truyện – Thi Nại Nam

Thủy Hử Truyện – Thi Nại Nam

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3217474

Bình chọn: 8.00/10/1747 lượt.

i giứ bến nước, trông tửu điếm đều giữ nguyên chức cũ. Lại cắt các vị Đầu Lĩnh mới đến là Mạnh Khang, để thay Mã Lân giám đốc thuyền chiến còn các vị Đầu Lĩnh chia làm hai đội chỉnh bị mà ra đi.

Đội thứ nhất Tống Giang, Hoa Vinh, Lý Tuấn, Mục Hoằng, Lý Quỳ, Dương Hùng, Thạch Tú, Hoàng Tín, Âu Bằng, Dương Lâm, dẫn ba nghìn tiểu lâu la, ba trăm quân mã xuống núi đi trước;

Đội thứ nhì Lâm Xung, Tần Minh, Đới Tung, Trương Hoành, Trương Thuận, Mã Lân, Đặng Phi, Vương Nụy Hổ, Bạch Thắng, dẫn ba nghìn tiểu lâu la, cùng ba trăm quân kỵ, tiếp ứng đi sau.

Lại định cho hai tiểu trại ở bến Kim Sa, và bến Áp Chủy chỉ để Tống Vạn và Trịnh Thiên Thọ coi giữ, còn thì phải vận lương đi tiếp ứng việc quân. Khi đó Tiều Cái đi đưa xuống khỏi núi rồi, Tống Giang cùng các vị Đầu Lĩnh kéo quân ra đi. Khi tới núi Độc Long còn cách chừng hơn một dặm, liền cho tiền quân hạ trại ở đó.

Tống Giang ngồi trong trướng bàn với Hoa Vinh rằng:

– Ta nghe đường vào Chúc Gia Trang rất là tào tạp khó hiểu; chưa có thể nào mà tiến binh được ngay. Vậy sai hai người đi dò là đường sá trước, rồi sẽ kéo binh đến đánh là hơn. Nhưng không biết trong đám anh em có ai là người đi được.

Vừa nói dứt lời, thì thấy Lý Quỳ đứng lên nói rằng:

– Dám bẩm Ca Ca, tôi bấy lâu rỗi rãi chưa giết một người nào. Vậy xin Ca Ca cho tôi đi trước.

Tống Giang nói:

– Ngươi đi không được, có phải là phá trận đánh giặc sẽ dùng người đi trước, còn việc đi do thám này, không thể dùng ngươi được.

Lý Quỳ cười mà rằng:

– Một cái xóm khốn nạ ấy, cần gì mà Ca Ca phải khó nhọc, cứ để cho tôi mang vài trăm lâu la sấn vào gặp thằng nào chém chết thằng ấy là xong, việc gì phải do thám cho phiền… ?

Tống Giang quát rằng:

– Không được nói càn, ngươi hãy đứng vào xó vách kia, , bao giờ gọi đến sẽ hay.

Lý Quỳ bất đắc dĩ phải chạy ra mà nói một mình rằng:

– Đánh một thôn con này, mà phải làm rộn lên như thế.

Tống Giang gọi Thạch Tú đến mà nói:

– Hiền đệ đã đi qua đó một lần, vậy hiền đệ khá cùng Dương Lâm đi do thám đường lối một phen xem sao?

Thạch Tú nói rằng:

– Hiện nay binh mã kéo đến ầm ầm như thế, tất trong họ phải phòng bị rất nghiêm, vậy chúng tôi phải ăn mặc giả dạng thế nào, thì mới vào lọt được?

Dương Lâm nói:

– Để tôi giả làm pháp sư đi giải ma, mình giắt đoản đao tay cầm pháp hoàn, khua lắc ầm lên, rồi bác cứ nghe pháp hoàn mà đi gần nhau mới được.

Thạch Tú nói:

– Khi tôi ở Kế Châu hay đi bán củi, để tôi gánh một gánh củi, rồi cùng giắt đoản đao vào lưng, nếu có động dụng việc gì, thì đòn gánh ta quay ra cũng được rồi.

Dương Lâm khen phải mà rằng:

– Nếu vậy anh em ta phải sửa soạn mau mau, để sáng mai đi sớm cho được việc.

Sáng hôm sau Thạch Tú gánh một gánh củi đi vào thôn trước. Khi đi được hơn hai dặm, thấy đường lối ngang tắt quanh co, bốn mặt đều có ao rãnh giống nhau, cỏ cây rậm rạp, rất là khó hiểu. Thạch Tú đặt gánh củi đứng nghĩ một lát, thì thấy tiếng pháp hoàn leng keng ở phía sau. Đoạn rồi thấy Dương Lâm đầu đội nón chiên rách, mình mặc áo pháp sư cũ, tay cầm pháp hoàn vừa khua lắc vừa đi đến. Thạch Tú trông trước trông sau không thấy ai, liền gọi Dương Lâm mà bảo rằng:

– Ở đây đường tắt ao nhiều, không biết lối nào với lối nào đi về với Lý Ứng trước cả.

Hôm ấy trời đã chiều hôm, họ quen đi vun vút, mình cũng không sao mà nhận được.

Dương Lâm nói:

– Không cần tìm đường tắt làm gì, mình cứ chọn những chỗ đường cái mà đi cũng được rồi.

Nói đoạn Thạch Tú lại gánh gánh củi lên vai, mà theo đường cái đi vào. Chợt thấy trước mặt có mấy nóc nhà, và mấy ngôi hàng thịt hàng rượu ở đó. Thạch Tú liền đến trước tửu điếm rồi đắt gánh xuống, vào nghỉ trong hàng, chàng nhác trông các cửa hàng đều để gươm giáo sáng quắc, người nào người ấy đều có hai miếng vải vàng ở đằng trước đằng sau, viết chữ Chúc rất lớn, cả các người qua lại ngoài đường cũng như thế cả. Thạch Tú thấy vậy, liền chạy ngay đến trước mặt một người già cả, chấp tay vái chào mà hỏi:

– Thưa cụ, cụ làm ơn bảo cho chúng tôi: Phong tục ở đây là thế nào? Sao lại bày quân khí ngoài cửa như vậy?

Ông già hỏi:

– Bác là người ở đâu đến đây mà lại không biết? Nếu vậy bác phải đi mau mới được.

– Thưa cụ, tôi là bọn buôn táo ở Sơn Đông chẳng may mất cả vốn liếng, không dám về làng, phải đẵn củi đến đây để bán, nhưng không biết phong tục và đường lối ở đây, xin cụ bảo giúp cho.

– Thôi, anh hãy nấp vào một nơi, ở đây sắp sửa đánh nhau to đấy.

– Thưa cụ, đây là một chỗ thôn mạc tốt thế này, có việc gì mà đến đánh nhau to?

– Nếu quả thị bác không biết, để tôi nói cho mà nghe. Chỗ này gọi là Chúc Gia Thôn, trên núi kia tức là dinh Chúc Triều Phụng. Nay vì bất hòa với bọn hảo hán Lương Sơn, họ kéo quân mã đến đóng ở cửa thôn, vì còn sợ đường lối ngoắt ngoéo nên chưa dám vào. Hiện nay trong Chúc Gia Trang hạ lệnh cho tất cả trong thôn chúng tôi, nhà nào cũng phải sắp sẵn khí giới, và chọn những người khỏe mạnh, để đợi lệnh mà ra cứu ứng đánh nhau…

– Vậy thôn cụ đây có bao nhiêu nhà ở.

– Những một thôn Chúc Gia chúng tôi đây cũng có tới hai vạn người, còn hai bên đông tây lại có hai thôn nữa, thôn b