Polaroid
Thủy Hử Truyện – Thi Nại Nam

Thủy Hử Truyện – Thi Nại Nam

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3218420

Bình chọn: 8.00/10/1842 lượt.

Giang cả mừng mà rằng:

– Nếu được Tổng Quản giúp sức cho như thế thì còn gì hơn nữa.

Nói đoạn lại cùng nhau, chè chén, cho đến chiều mới tan. Nói về Hoàng Tín từ khi báo quan Phủ Thanh Châu rồi, sai bắt dân phu cùng lính trại, hết sức canh phòng cẩn mật, và sai đị dò la tin tức các nơi. Chàng đợi luôn mấy hôm không thấy phủ Thanh Châu đem binh đến cứu, trong lòng lấy làm lo sợ nghi ngại, không biết xử trí ra sao? Chợt một hôm thấy quân sĩ vào bào rằng:

– Có quan Tổng Quản Tần Minh, một mình một ngựa đến gọi mở cửa ở ngoài trại.

Hoàng Tín nghe báo, vội vàng lên ngựa ra xem, quả nhiên chỉ có Tần Minh một mình một ngựa đứng đợi ở ngoài, không có một ai theo hầu hết thẩy. Chàng liền truyền quân sĩ mở trại, bỏ đích kiều xuống để đón Tần Minh vào. Khi đến Công Sảnh ở đại trại, Hoàng Tín mời Tần Minh ngồi, rồi hỏi rằng:

– Chẳng hay Tổng Quản cớ sao mà lại một mình tới đây như vậy?

Tần Minh liền đem chuyện bị thua hôm trước, thuật lại cho Hoàng Tín nghe, và nói rằng:

– Cập Thời Vũ Tống Công Minh là một người trọng nghĩa khinh tài, thiên hạ ai cũng biết, hiện nay nay tôi đã vào đảng ở trại Thanh Phong vậy muốn đến đây nói với Hoàng Quân để cùng đến đó nhập bọn cho vui, can chi lưu luyến chốn này để chịu người ta đè nên?

Hoàng Tín nghe nói liền đáp rằng:

– Hoàng Tín tôi vợ con chưa có cũng không hệ lụy điều chi, vả chăng đã có ân quan ở đó, thì lẽ nào tôi lại không theo? Nhưng trước đây không thấy nói Tống Công Minh ở đó, mà sao bỗng dưng lại đến ngay đấy được?

Tần Minh cười nói:

– Ấy chính là anh Hổ Trương Tam ở Vận Thành mà bác toan giải hôm trước đó. Bấy giờ ông ta sợ nói thực tên ra thì vỡ chuyện, nên phải nói dối là Trương Tam.

Hoàng Tín nghe nói đập chân xuống đất mà than rằng:

– Chết nỗi! Nếu bấy giờ tôi biết ông ta là Tống Công Minh, thì đã tha ngay rồi, còn đâu sinh ra lắm sự lôi thôi! Cái đó chẳng qua là nể mặt Lưu Cao, suýt nữa nguy mất một người nghĩa sĩ.

Đương khi hai người bàn định với nhau, để sắp sửa ra đi, thì bỗng thấy có tin báo hai đường quân mã ở đâu đến đánh trại. Hai người nghe báo, vội vàng cùng nhau lên ngựa, để ra cửa trại nghinh địch. Mới hay:

Lòng người ai bán mà mua

Xưa nay mấy kẻ lọc lừa nên thân?

Ở đời có oán có ân,

Biết đời phải lựa đồng cân cho đều

Hay chi những thói ngoan điêu

Gây nên thảm họa trăm chiều tại ai?

Một phen khói lửa tung trời

Thành xương vũng máu hỏi đời biết chăng!

Lời bàn của Thánh Thán:

Ta thấy người nhà Nguyên diễn kịch, mỗi một tấn trò, chia làm bốn đoạn (màn); mỗi đoạn chỉ dùng một người ra hát, còn mọi người trong đám bạch trình ra, thừa tiếp mà tiếp mà khiêu động, điều đó không lạ vì người xưa ở trong lòng tự có một thiên văn tự tuyệt diệu rồi, đã được thành văn, có ý tứ, có khởi ra kết lại, có gọi đến thưa ngay, có mở ra lại đóng lại đóng vào, nếu không chỗ dựa thì bỗng dưng không thể thể tả ra? Cho nên nhà văn phải mượn vào chuyện xưa sống chết hợp tan, theo đề làm văn, ý muốn cho đời sau biết đến văn chương của mình mà thôi! Xưa kia chẳng đem việc cũ tả ra văn cho ta biết đến, từ khi phép kịch mất đi, mà việc một hồi, có tới hơn bốn mươi đoạn, lời của một đoạn lại bao nhiêu kẻ cùng xướng lên, nghe như ếch kêu ra rả, chẳng ra trò gì nữa. Xét việc đời xưa truyền lại đời sau, mà không dùng văn chương sao được, để cho ông già kể lại, măng sữa trẻ con truyền lẫn nhau, rồi bút mực chép ra, không đúng. Cho nên Sử quan học phép viết Sử từ xưa, đối với một bộ sách phải có ít là dăm hồi, mỗi hồi lại ít nhiều sự nữa, song nếu một người lập truyện một người, mười người lập truyện mười người theo phép viết Sử, một sự có liên can nhiều người văn nhân phải có tài liên quán, nên một sự có mỗ Giáp mỗ Ất, thực sự của mỗ Giáp mỗ Ất không dự, song phải tả ra lại khi Giáp, ắt không cùng một việc, song tả mỗ Giáp mà liền tới mỗ Ất ít nhiều, và tác giả yêu đến mỗ Ất mà phải cần tả ra dính líu tới mỗ Giáp. Cho nên nhà văn cầm bút, thấy quyền rất nặng, chép chuyện mỗ Giáp lại luôn mỗ Ất dính vào, như trong chuyện Tống Giang, lại tả Võ Tòng, theo lệ liên quán vậy; Chép chuyện mỗ Giáp, mỗ Ất không dự đến như chép Hoa Vinh chẳng tả Tống Giang, đó là theo lệ vậy. Hỡi ơi! Một người có việc của một người, một truyện có văn của một truyện, một thiên một đoạn, có chỉ định của đầu đề, nếu người ta không xét thấy, cũng cầm bút quệt mà viết ra, đua nhau theo lối Sử quan, thì sao xứng con người cầm bút. Cổ Bản truyện Thủy Hử, tả Hoa Vinh, bèn tả đến Tống Giang, vì Hoa Vinh mà tả tới, mà tục bản truyện Thủy Hử chỉ tả thoàng qua vài lời, sao mà thấp kém đến thế, chẳng hay kẻ nào thay đổi, cũng chả tưởng hỏi làm chi, nên ở đây theo lệ viết văn mà thuật lại.

Hồi 34

Nơi lữ điếm, Thạch Dũng đưa thư;

Vũng Lương Sơn, Hoa Vinh bắn nhạn.

Bấy giờ Tần Minh cùng Hoàng Tín đi ra cổng trại, trông thấy hai đường quân mã rất đông, một đường là Tống Giang với Hoa Vinh, đường là Yến Thuận, Vương Nụy Hổ, đều dẫn hơn một trăm người kéo đến. Khi tới nơi, Hoàng Tín vội mở cổng trại, bỏ đích kiều xuống, để đón hai đường binh mã cùng vào trong trại. Tống Giang truyền lệnh cho bọn lâu la, khô