Old school Easter eggs.
Thủy Hử Truyện – Thi Nại Nam

Thủy Hử Truyện – Thi Nại Nam

Tác giả: Đang cập nhật

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3218364

Bình chọn: 8.5.00/10/1836 lượt.

lính trại để đi, và đem xe tù ra để giam Hoa Vinh mà hộ tống giải phủ. Hoa Vinh nói với Hoàng Tín rằng:

– Đô Giám đánh lừa tôi đến đây, dù sao công việc thế nào đã có triều đình xử trị, song cũng nên nghĩ lại tôi đây là một chức võ quan mà tha cho, đừng bắt phải bỏ xiêm áo, cứ để tôi ngồi vào xe tù cũng được.

Hoàng Tín nói:

– Cái đó thì được, xin vâng.

Nói xong liền cho Hoa Vinh ngồi vào xe tù, rồi gọi Lưu Tri Trại sắp sửa để cùng đi áp giải lên phủ, mà không cho hại đến tính mạng tội nhân. Mới hay:

Cơ trời họa phúc xưa nay,

Trong gang tấc đã đổi thay mấy lần,

Hễ ai biết mẹo hồng quân,

Chữ Tài chữ Lụy xoay vần làm sao?

Dấu thân trong cuộc ba đào?

Khoe đời xem xét thế nào cho tinh?

Lạ chi đen bạc thế tình,

Lỡ khi oan nghiệt đếm mình kêu ai?

Lời bàn của Thánh Thán:

Nhà văn có bút pháp, gọi là theo cành tiếp lá, mỗi lần diễn tả phải khác nhau ra, song le tự sự cho thanh khiết, dùng bút cho minh nhã, cũng không thể coi thường, vì như đạo chơi non núi, dạo qua một cảnh núi, lại hỏi thăm một cảnh núi, lúc bấy giờ, dạo qua lối tắt tiểu kiểu với những cảnh bờ cong bãi cát, dòng nước lượn quanh…chợt đâu núi trước chưa hồn vía vừa định, thì núi sau đã tới tai mắt lại để vào tuy rằng trong gian lắm nỗi bực mình, song chẳng phải là không thỏa ý, nay dạo chơi qua một cầu, một nước, một bãi, một bờ…quang cảnh đã thú, huống chi cả bảy mươi hồi chuyện, đều chép ra như vẽ bao nhiêu quanh cảnh khác nhau. Đây ý nói của Bình giả, xét thấy một hồi này tả ra cảnh ngộ Tống Giang lâm nạn ly kỳ ở trại Thanh Phong, vì một Lưu Cao, liên đới Hoa Vinh, cũng chỉ vì Tống Giang lánh nạn kia, lại gặp nạn này, theo bút pháp tả ra gọi là theo cành tiếp lá, thấy ở một hồ này vậy. Tác giả tả Hoa Vinh rất là văn tú, đối với hảo hán, đối với đồng liêu thấy hơn hẳn người, sau chuyện Võ Tòng, ít có một người như thế xứng đáng Hổ thần Nho Tướng, chia ra hai phần, họp lại toàn bích vậy.

Hồi 33

Đường Thanh Châu, Trấn Tam Sơn ra sức;

Núi Thanh Phong, Tịch Lịch Hỏa mắc mưu.

Bấy giờ Lưu Tri Trại mình mặc áo nhung phục, tay cầm quân khí, cưỡi lên mình ngựa, cùng với Hoàng Tín, dẫn hơn một trăm quân, đao gươm sáng quắc, chiêng trống vang lừng, đi ra cổng trại mà áp tải Hoa Vinh và Tống Giang, trông chừng thẳng nẻo Thanh Châu. Đi được ba bốn mươi dặm đường, gần đến một khu rừng kia, bỗng thấy đám lính đi trước bảo nhau rằng:

– Phía rừng trước mặt có người nom dòm, ta hãy đứng dừng lại.

Nói xong liền đứng dừng lại cả. Hoàng Tín thấy vậy, ngồi trên mình ngựa mà bảo rằng:

– Sao đương đi lại đứng dừng như thế?

Chúng bẩm rằng:

– Phía trước có người thám thính chi đó.

Hoàng Tín quát lên rằng:

– Mặc xác nó, cứ đi đi.

Dần dần đi gần tới khu rừng trước mặt, thì bỗng nghe có tiếng thanh la khua gỡ vang lừng, quân chúng ai nấy đều kinh sợ hoang mang, phải cố công ra sức mà chạy.

Hoàng Tín thấy vậy, quát chúng đứng lại sắp hàng ra trước mặt, rồi bảo Lưu Cao coi áp lấy xe tù. Lưu Cao ngồi trên mình ngựa, cố hết sức mà không sao cất mồm vâng lên được, trong miệng chỉ lẩm bẩm khấn rằng:

– Nam mô cứu khổ cứu nạn thiên tôn…ối trời ơi! Mười vạn quyển kinh, ba mươi đàn tiếu, cứu vớt cho tôi…

Chàng vừa khấn, vừa run sợ sắc mặt biến hẳn, khi vàng khi xanh như người mất máu. Duy Hoàng Tín là một tay võ quan xuất thân, nên vẫn bền gan vững dạ, vỗ ngựa xông đến để xem. Khi gần tới nơi, thấy có bốn năm trăm tiểu lâu la, người to sức khỏe mặt mũi dữ tợn, đầu bít khăn hồng mình mặc áo ngắn, lưng đeo gươm sáng, tay cầm giáo dài, chia bốn ngả vây bọc lấy bọn quân quan. Đoạn rồi có ba hảo hán ở trong rừng xông ra, một người mặc áo xanh, một người mặc áo tím, và một người mặc áo hồng, đều đầu đội khăn chữ Vạn, tay vác thanh đao, cùng trổ ra ngăn đón đường đi. Người đi giữa là Cầm Mao Hổ Yến Thuận, người đi cạnh là Nụy Cước Hổ Vương Anh, và người đi cánh dưới là Bạch Diện Lang Quan Trịnh Thiên Thọ ba người cùng quát lên rằng:

– Ai đi qua đó, phải đứng dừng lại nộp ba nghìn quan tiền thuế đường đây, rồi mới được đi.

Hoàng Tín ngồi trên mình ngựa thét mắng rằng:

– Các anh không được vô lễ thế, Trấn Tam Sơn ở đây có biết không?

Ba anh hảo hán lại trừng mắt mà quát lên rằng:

– Anh là Trấn Vạn Sơn cũng phải để ba nghìn quan tiền lại đây, bằng không thì chúng ta không buông tha cho đi.

Hoàng Tín đáp rằng:

– Ta là Đô Giám đi việc quan làm gì có tiền mà cho các ngươi?

Ba chàng kia cả cười mà rằng:

– Đô Giám thì làm gì? Đến ngay Hoàng Đế qua đây, cũng phải nộp ba nghìn quan mới được. Nếu không có thì lưu mấy người lại đây, rồi sau đem tiền đến chuộc.

Hoàng Tín nghe nói nổi giận đùng đùng mắng rằng:

– Quân cường tặc này vô lễ quá… ?

Nói xong quát tả hữu nổi trống chiêng vỗ ngựa múa gươm xông ra đánh Yến Thuận. Bên kia ba vị hảo hán đều múa đao xông vào cự địch. Hoàng Tín ngồi trên mình ngựa, hết sức đánh đỡ được hơn mười hiệp, thì nghe chừng sức kém, khó lòng mà địch nổi ba người. Đằng kia Lưu Cao vẫn run cầm cập, đứng ra nhìn lại thấy địa thế như vậy, thì chỉ chực thừa cơ mà chạy thoát thân. Sau Hoàng Tín thấy thế ba người hăng hái, sợ khi lỡ ra mình l