Tam Sinh Tam Thế – Chẩm Thượng Thư

Tam Sinh Tam Thế – Chẩm Thượng Thư

Tác giả: Đường Thất Công Tử

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 329442

Bình chọn: 7.00/10/944 lượt.

i nói: “Thôi được rồi, được rồi, cũng không còn sớm nữa, chúng ta phải nhanh lên một chút, nếu không sẽ không thể nhìn thấy đâu”.

Vào sâu trong núi, ngày càng tối hơn, bầu trời đêm xuân cũng không có lấy một vì sao, Phượng Cửu phải dùng một viên minh châu để soi đường, thấy rừng cây rậm rạp dọc hai bên đường, cũng tạo thành một phong cảnh khá đẹp mắt.

Đại danh vịnh Minh Khê là do Phượng Cửu đọc được trong một cuốn sách cổ có trong cung, sách cổ ghi chép rất cẩn thận, bên trên còn có thêm một bức tranh vẽ bản đồ hướng dẫn tỷ mỉ. Tấm bản đồ đó hiện giờ đang nằm trên tay của Phượng Cửu, phát huy tác dụng chỉ đường.

Núi Đoạn Trường tổ chức ngày hội hợp hoan, Nguyệt Lão lại rất không hợp tác, cả vòm trời Cửu Thiên như được chụp lên một cái lồng đen sì, Nguyệt Lão núp sau cái lòng chụp đó, ngay cả một sợi râu cũng không để lộ ra ngoài, làm Phượng Cửu đi đứng loạng choạng suốt dọc đường.

Càng vào sâu trong núi, dân cư lại càng thưa thớt, thi thoảng vang lên vài tiếng hổ gầm sói hú, Phượng Cửu cảm khái lần này đưa cái đuôi Tô Mạch Diệp đi theo trợ giúp, quả rất anh minh.

Tiếng hát trong trẻo bị bỏ lại rất xa sau lưng, khi vào trong vịnh Minh Khê, đập vào mắt: bốn bề đen kịt, đập vào tai: tám hướng tĩnh mịch, hoàn toàn khác với vẻ phồn hoa náo nhiệt nhuốm màu hồng trần phía trước núi.

Phượng Cửu thu viên minh châu vào trong tay áo, nằm xuống cạnh một vạt cỏ hơi ướt sương đêm, gọi Tô Mạch Diệp qua đó cùng nằm. Cách đó vài bước chân vang lên tiếng động chậm rãi, dường như Mạch thiếu gia đã nghe theo sự chỉ giáo của nàng.

Mạch thiếu gia đêm nay trầm lặng, Phượng Cửu vốn cho rằng là do bức thư tình mà Thường Đệ đọc, ban nãy trên đường đi, nghe thấy mấy khúc hát từ rừng cây vọng lại, nàng nghe được đoạn đầu và đoạn cuối. Hai đoạn là bốn câu như thế này: “Phu thê kết tóc xe tơ/ Ái ân thân thiết chẳng ngờ lẫn nhau/ Sống còn, trở lại gặp nhau/ Chết đi vĩnh viễn ôm sầu tương tư (*)”. Khúc hát uyển chuyển bay vào tai nàng, trong giây lát giống như được linh quang chiếu rọi lên đầu, nàng mới hiểu ra.

(*) Đây là bốn câu thơ trong bài thơ Thơ từ biệt 2 của tác giả Tô Vũ, người dịch: Nham Doanh Doanh. Nguyên tác âm Hán Việt là: Kết phát vi phu phụ/ Ân ái lưỡng bất nghi/ Sinh đương phục lai quy/ Tử đương trường tương tư.

Mạch thiếu gia là ai? Một công tử phong lưu tao nhã đi qua cả vạn bụi hoa nhưng một chiếc lá cũng không dính thân, chẳng qua chỉ là một bức thư tình hơi quá vượt ra ngoài khuôn khổ phép tắc, làm gì kinh động đến nỗi khiến chàng ta yên lặng suốt cả chặng đường? Mạch thiếu gia không nói gì, chính là do thấy cảnh đêm đẹp đẽ, ngọc nhân song toàn, nhớ tới A Lan Nhược đã mất, vì vậy mới đau lòng không nói lời nào.

Bỏ mặc Mạch thiếu gia một mình bế tắc trong sự cô đơn không phải hành động của một người bạn, nên nhanh chóng tìm một chủ đề nào đó lôi kéo sự chú ý của chàng ta mới phải.

Màn đêm đen kịt tĩnh mịch dội vào tầm mắt, Phượng Cửu khẽ ho một tiếng, phá vỡ sự yên lặng, nói với Mạch thiếu gia: “Trong sách nói hoa nguyệt lệnh nở vào cuối giờ Tuất, khả năng còn phải đợi một lúc nữa. Có một bài ca dao nói về hoa nguyệt lệnh, ngài đã từng nghe chưa?”. Vừa nói vừa dùng ngón tay gõ lên thảm cỏ làm nhịp phách, cất giọng hát: “Nguyệt lệnh hoa, tuyết trên trời, hoa mới nở, đã sắp tàn, hoa nở không gặp trăng, nguyệt lệnh hoa không biết, hoa cũng không biết trăng, một khắc trước vừa nở, một khắc sau đã tàn”.

Phượng Cửu thuở nhỏ lười biếng, những môn học chính học rất dốt, khiến Bạch Chỉ Đế Quân vô cùng đau đầu, nhưng lại rất có tư chất ca vũ, hồi nhỏ cũng thích thể hiện, chỉ là sau này theo cô cô Bạch Thiển đọc mấy cuốn truyện, cho rằng ca vũ trước mặt người khác là hành vi của con hát, sau đó không múa hát nữa. Đêm nay, để an ủi Tô Mạch Diệp, không ngại làm con hát trước mặt nàng ta, Phượng Cửu tự thấy mình vì bạn bè mà hy sinh lớn lao như vậy, thật là hào sảng, thật là trượng nghĩa.

Lời ca rất bi thương, Phượng Cửu cũng hát rất xúc động, Tô Mạch Diệp nghe xong, lại chỉ lạnh lùng buông một câu: “Hát không tồi”, sau đó không nói gì nữa.

Đêm nay Mạch thiếu gia có chút khó chiều, nhưng chàng ta như vậy, lại càng cần đến sự an ủi của nàng. Nhìn đêm đen như mực, Phượng Cửu cố tìm chủ đề tiếp tục nói: “Ta thực ra cũng không hứng thú lắm với các loại hoa cỏ, nhưng lại muốn ngắm loại hoa nguyệt lệnh được ghi chép trong sách vở này. Có thể ngài không biết, nghe nói loại hoa này chỉ nở vào đúng dịp Ngọc Nữ Đản, khi hoa nở không gặp được ánh trăng, vì vậy hàng năm, vào thời điểm này đều không có trăng. Thực ra, so với hoa nguyệt lệnh, ngài và A…”.

Cái tên A Lan Nhược đã lên đến miệng, Phượng Cửu lại nuốt vào trong. Mạch thiếu gia lúc này đang đau khổ vì tình, đau khổ vì A Lan Nhược, theo kinh nghiệm của nàng, lúc này không nhắc đến cái tên A Lan Nhược sẽ tốt hơn. Nàng tự cho rằng mình rất thông tuệ khi lấy từ “nàng ấy” để thay thế, nói: “Ngài và nàng ấy, hai người từng có hồi ức với nhau đã rất tốt rồi, ngài xem loài hoa nguyệt lệnh này, nghe nói thực ra nó luôn rất muốn được nhìn thấy ánh trăng, nhưng trăng lên không gặp


Lamborghini Huracán LP 610-4 t