Hướng dẫn xử lý rác thải

Hướng dẫn xử lý rác thải

Tác giả: Mộng Lý Nhàn Nhàn

Thể loại: Truyện dài tập

Lượt xem: 3213933

Bình chọn: 10.00/10/1393 lượt.

là về, đẩy là đi. Chẳng mấy khi lơ mơ lại tốt hơn tỉnh táo như lúc này.

Đúng như Thường Hưng nói, cuộc hôn nhân thứ nhất của Thường Yến rất bất hạnh, may mắn duy nhất là Thường Yến giữ lại được một căn hộ tám mươi mấy mét vuông để sống yên phận. Căn hộ có vị trí không tồi, nhưng ở tầng không đẹp lắm, là một căn hộ năm đó chồng cũ của Thường Yến nhận thay một phần tiền công xây dựng. Kể cả căn hộ này cũng là Thường Yến vừa khóc vừa xin khiến bố mẹ chồng mềm lòng bắt con trai để lại. Ngoài căn hộ này thì chỉ còn những vết sẹo và con gái.

Thường Yến có hai công việc. Việc thứ nhất là làm ca tại một nhà hàng, từ mười giờ trưa đến một giờ chiều và từ bốn giờ chiều đến tám giờ tối, đây là hai thời điểm nhà hàng bận rộn nhất. Thường Yến một tiếng có thể kiếm được hai mươi tệ, nhưng không được xin nghỉ, cũng không được đến muộn về sớm, một khi xin nghỉ là ông chủ sẽ tìm người khác.

Một công việc khác là lau cửa kính và quét dọn vệ sinh cho người ta, công việc này kiếm được nhiều tiền hơn một chút, nhưng không phải ngày nào cũng có việc làm.

Trong tình hình có nhà có hộ khẩu, đảm bảo việc chi tiêu hằng ngày cho hai mẹ con với hai công việc vất vả như vậy là không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu con gái bị ốm hoặc là muốn học thêm đàn hát gì đó thì sẽ phải giật gấu vá vai, càng không cần phải nói học phí và tiền sách vở của Thường Hưng cũng là cô ta bỏ ra.

Vì các khoản chi cứng không thể bớt được, cô ta đành phải cắt giảm các khoản chi mềm. Chẳng hạn như rau dưa chỉ mua loại rẻ nhất ở chợ sớm, con gái mỗi ngày ngoài sữa thì chỉ có một quả táo hoặc một quả cam để ăn, những đồ ăn vặt còn lại hết thảy đều không cho ăn. Quần áo nếu có thể kiếm được đồ người khác đã mặc thì cố gắng kiếm, nếu thật sự không kiếm được thì sẽ mua quần áo ở chợ đêm cho con gái, còn bản thân cô ta thì đã mấy năm không có quần áo mới.

Mặc dù cuộc sống như vậy cũng rất vất vả, nhưng điều làm cô ta cảm thấy khổ cực là mỗi lần về nhà mẹ đẻ nhân ngày lễ ngày tết, thấy nhà họ Nghiêm chỉ cách nhà cô ta mấy nhà cũng ăn Tết… Nghiêm Minh là một người con hiếu thảo, nghe nói vợ cũng rất hào phóng, hằng năm ăn Tết luôn xách túi lớn túi nhỏ về nhà. Xe hơi nghe nói trước đó là Volvo, sau đó lại đổi thành Benz. Cô ta không biết nhiều loại hàng hiệu, nhưng quần áo của Nghiêm Minh và vợ thoạt nhìn đã thấy rất đắt, con trai mới tí tuổi mà đồ chơi đã chất đống như núi.

Điều khiến cô ta cảm thấy gai mắt nhất là cuộc sống hạnh phúc cơm áo không lo như vậy vốn nên thuộc về cô ta, điểm chết người là không chỉ cô ta biết điều này mà bạn bè và hàng xóm xung quanh cũng biết.

“Con xem Nghiêm Minh nó hiếu thảo thế nào, không những mua xe mà còn mua nhà, nghe nói nó mở văn phòng luật sư ở thành phố, một năm có thể kiếm được tiền triệu. Nghe nói vợ nó cũng khôn khéo lắm, cả ngày cười tủm tỉm, không bao giờ nói bậy một câu, dỗ bố mẹ chồng vui mừng hớn hở, thầy tướng số đều nói nó có số vượng phu. Còn con thì không may mắn, đến làm một bà chủ nhà giàu con cũng không làm được…”.

Người nói lời này chính là mẹ cô ta.

“Nếu năm đó mọi người không khuyên con lấy cái thằng khốn đó thì làm sao con lại rơi vào tình cảnh như bây giờ?”.

Trải qua nhiều năm rèn luyện, Thường Yến đã không còn là cô bé dù bị người ta bắt nạt thế nào cũng chỉ biết khóc nữa.

“Năm đó… Năm đó mẹ cũng muốn tốt cho con. Hồi nhỏ Nghiêm Minh và con thích nhau thật, nhưng nó thi đỗ đại học, lúc đi học lại là cán bộ hội học sinh, dù là ngày nghỉ cũng suốt ngày điện thoại, không biết có bao nhiêu sinh viên nữ trẻ tuổi xinh đẹp suốt ngày vây quanh nó. Con không chia tay nó thì nó cũng sẽ đá con. Thằng Bành thích con như vậy, lái xe đến tán con, hết mua quần áo lại tặng quà. Con lấy nó không có gì sai, sai ở chỗ con đã ngu ngốc cho thằng Nghiêm Minh cái ngàn vàng mà không nói với mẹ. Có thằng đàn ông nào lại vui vẻ khi biết cô vợ mình vất vả lấy về lại không phải gái trinh? Mẹ mà biết con đã cho thằng Nghiêm Minh thì dù thế nào cũng sẽ không dễ dàng buông tha cho nó như vậy. Chính con cũng không ra gì, mãi mới có thai mà lại đẻ con gái, cả ngày xị mặt không biết lấy lòng người khác, bị đánh mấy trận đã đòi ly hôn, không bằng cả một con cave”.

Từ trước đến giờ bà Thường vẫn cho rằng con gái ly hôn là lỗi của con gái.

“Con không tốt như vậy, mẹ gọi điện thoại bảo con về nhà ăn Tết làm gì?”.

“Con xem đi, mới nói con vài câu đã giở giọng rồi. Con xem xung quanh nhà mình có con cái nhà ai không về nhà ăn Tết? Thím Quách hàng xóm đã nói rồi, con là phụ nữ nuôi con ở thành phố vừa tốn tiền lại không an toàn, không bằng con chuyển về đây ở, căn hộ ở thành phố thì cho thuê, bao giờ em trai con cưới vợ thì cho nó ở đó…”.

“Con không về”. Thường Yến lạnh lùng nói: “Mẹ cũng bảo thím Quách đừng có đưa ra những đề nghị vô dụng như thế nữa. Tiền học phí của em trai con là con trả, nhà là của con gái con, con không thể cho nó được”.

“Tại sao con lại bạc bẽo với người nhà thế hả? Con không chịu tái hôn, đến lúc bố mẹ chết rồi, con không dựa vào em trai con thì dựa vào ai?”.

Sau đó thế nào? Thường Yến sập cửa rời


Old school Swatch Watches